NASA đang nghiên cứu thực phẩm dạng mới, lưu trữ được nhiều hơn, phục vụ kế hoạch chinh phục Sao Hỏa

    Rô Mèo,  

    Đơn vị nghiên cứu về thực phẩm của NASA hiện tại đang trong quá trình nghiên cứu “thanh thực phẩm”, giúp các phi hành gia có thể lưu trữ dễ dàng, sử dụng ăn sáng trong các nhiệm vụ khi đến Sao Hỏa cũng như Mặt Trăng.

    Hiện tại, các phi hành gia của NASA có khá nhiều lựa chọn về các món ăn trong quá trình làm việc – nhưng vấn đề sẽ nằm ở chỗ: Với giải pháp mới, thức ăn sẽ lưu trữ ít chiếm không gian, thời hạn lâu hơn và có thể mang theo nhiều hơn, đặc biệt với kế hoạch bay tới hành tinh đỏ vào năm 2030, việc nghiên cứu này sẽ rất có ích.

    Tàu Orion có nhiệm vụ đưa người đi và về từ mặt trăng, nhưng không gian có hạn, việc nghiên cứu lần này đá ứng theo tiêu chí giảm trọng lượng khi bay vào quỹ đạo và giúp ích cho việc nghiên cứu không gian: Tàu vũ trụ càng nặng, càng tốn nhiêu liệu trong quá trình bay.

    Trong video bên dưới, các nhà khoa học đã tạo ra 4 thanh thực phẩm – đậu chuối, dâu cam, vani gừng và hạt nướng, có thể sử dụng trong các bữa ăn suốt quá trình đi đến Mặt Trăng, Sao Hỏa và thậm chí có thể đi xa hơn thế nữa.

    Orion Backstage- Keeping Orion Weight Off And Crew Weight On

    Cô Jessica Vos – Phó chuyên môn về sức khỏe và y tế cho phi hành đoàn Orion nói:

    “Ngoài việc phải tối ưu về kích thước, còn phải cung cấp được từ 700-900 calo, vì thế chúng tôi đang bắt đầu tạo ra nhiều thanh thức ăn hơn để phi hành đoàn của Orion có thể bắt đầu hành trình sớm”

    “Khi thực hiện nhiệm vụ vài tuần bằng tàu Orion, việc các bữa ăn sáng được gói gọn vào dạng thanh sẽ giúp tiến kiệm thêm không gian để lưu trữ hàng hóa cho phi hành đoàn.

    Cơ quan hàng không vũ trụ đã nghiên cứu từ lâu về vấn đề thực phẩm trong thời gian dài – Lấy ví dụ là Tang, thức ăn dạng bột được phát triển bởi General Foods. NASA đã bắt đầu khám phá không gian đàu tiên từ năm 1962, lúc đó các khi hành gia đã sử dụng Tang kể từ đó cho đến nay – Theo như NASA nói.

    “Tang không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại, việc chúng tôi cần bây giờ là phải vừa tiết kiệm không gian khi lưu trữ thực phẩm, cũng như phải nâng thời hạn sử dụng lên nhiều lần so với trước đây” – TAKIYAH, một nhà khoa học về thực phẩm tại NASA phát biểu.

    Ngoài việc sử dụng thức ăn dạng thanh để thay thế cho dạng bột hiện nay ở những chuyến đi dài, nhu cầu ăn là cơ bản nhất với một con người, vì thế trong những chuyến đi dài nếu có thể đáp ứng được “mức độ phong phú” để các phi hành gia có thể chọn lựa nhiều hương vị khác nhau, đây sẽ là động lực lớn giúp họ làm việc tốt hơn.

    Tham khảo Mash Able

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ