NASA sắp xuyên thủng siêu núi lửa nguy hiểm thế giới, và lý do khiến tất cả phải bất ngờ

    OCT, Theo Trí Thức Trẻ 

    Tại sao NASA lại muốn "đụng" vào ngọn núi đang có nguy cơ bùng nổ cao nhất thế giới này?

    Tính tới thời điểm hiện tại, ngọn núi lửa đang được giới khoa học quan tâm nhất là "siêu núi lửa" Yellowstone, tại vườn quốc gia cùng tên ở Mỹ. Vì sao ư? Một phần vì quy mô to lớn của nó, nhưng lý do chính là vì bên trong lòng ngọn núi đang âm ỉ những cơn địa chấn, với nguy cơ khiến ngọn núi bùng nổ bất kỳ lúc nào.

    Trên thực tế, Yellowstone chưa bao giờ ngủ yên, mà liên tục thay đổi hình dạng do tác động từ động đất.

    Tuy rằng trong năm nay, tỉ lệ phun trào chỉ là 1/730.000, nhưng rõ ràng nguy cơ ngày nào đó một trận đại phun trào xảy ra là hoàn toàn có thể.

    Và nếu điều đó thực sự diễn ra, nước Mỹ sẽ gặp đại họa: nguồn cung thực phẩm chủ yếu của thế giới bị hủy diệt, kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế. Hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người sẽ chết vì không có lương thực. Hơn nữa, một nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) thậm chí đã xác nhận mối nguy đến từ siêu núi lửa còn lớn hơn do thiên thạch hoặc sao chổi.

    Để ngăn chặn điều này, mới đây NASA quyết định thực hiện một kế hoạch rất táo bạo và liều lĩnh: Họ sẽ khoan thẳng vào lòng núi, để làm mát khoang chứa magma trong đó.

    Núi lửa Yellow Stone
    Núi lửa Yellow Stone

    NASA cho biết, magma sẽ chỉ phun trào nó tan chảy ở mức vừa đủ. Nếu có quá nhiều magma, các khối dung nham sẽ ở thể rắn và không thể dịch chuyển quá nhanh nếu bị rò rỉ. Vậy nên nếu như có thể làm nguội khối magma này khoảng chừng 35%, chuyện phun trào là điều không thể xảy ra nữa.

    Và cũng theo NASA, việc khoan thẳng vào nguồn magma khổng lồ kia sẽ là lựa chọn khả dĩ nhất. Như người Iceland, họ đã từng khoan vào lớp đá ngay phía trên khối magma khổng lồ để thu thập năng lượng địa nhiệt. Vậy tại sao không làm điều tương tự với Yellowstone - vừa thu được năng lượng, lại vừa hạ nhiệt độ của khối magma đáng sợ này xuống?

    Tất nhiên, NASA sẽ không thực sự "chạm" vào khối magma này, vì rủi ro kích hoạt núi lửa là quá lớn. Thay vào đó, họ sẽ tác động vào các khu vực lân cận ở bên dưới - trong phạm vi 10km - vừa đủ để nhiệt lượng từ magma thoát ra và nguội đi. Ngoài ra, họ có thể đẩy nhanh quá trình bằng cách bơm thêm nước cao áp.

    Hiện tại, kế hoạch chưa được chính phủ thông qua, nhưng dự tính sẽ tốn khoảng 3,5 tỉ USD.

    Tuy nhiên, NASA tin rằng chỉ cần vốn đầu tư ban đầu, kế hoạch sau đó sẽ có phương án hoàn vốn. Điều này cũng dễ hiểu, vì địa nhiệt là một trong những nguồn năng lượng sạch nhất và hiệu quả nhất hiện nay.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ