NASA sẽ phá hủy tàu thăm dò sao Thổ trị giá 3 tỷ đô để bảo vệ nguồn nước hỗ trợ sự sống ngoài Trái Đất

    Nguyễn Tuấn Tài,  

    Phát hiện của tàu vũ trụ Cassini đã buộc nó phải bị phá hủy.

    Trong gần ba thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã làm công việc thiết kế, xây dựng, phóng và thực hiện một sứ mệnh chưa từng có để khám phá sao Thổ.

    Với tên gọi Cassini-Huygens hoặc ngắn gọn là Cassini, con tàu vũ trụ bằng vàng, sử dụng năng lượng hạt nhân này được phóng lên quỹ đạo vào tháng 10 năm 1997. Đến tháng 7 năm 2004, nó đi vào quỹ đạo của sao Thổ và bắt đầu thu thập các dữ liệu liên quan đến hành tinh. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Và đối với con tàu trị giá 3,26 tỷ USD của NASA thì thứ Sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017 sẽ là thời điểm nó kết thúc nhiệm vụ.

    Trong một cuộc họp báo được tổ chức bởi Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ ngày 4 tháng 4, các nhà nghiên cứu đã giải thích việc họ tự phá hủy tàu vũ trụ Cassini là để phục vụ cho “nhiệm vụ cuối cùng”. Họ sẽ sử dụng hết phần nhiên liệu dự trữ của tàu Cassini và cho nó đâm vào sao Thổ.

    Tàu vũ trụ Cassini chuẩn bị được phóng vào không gian năm 1997
    Tàu vũ trụ Cassini chuẩn bị được phóng vào không gian năm 1997

    Phát hiện của Cassini đã buộc nó phải bị phá hủy”, Earl Maize, một kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA, người quản lý sứ mệnh Cassini nói.

    Maize đã đề cập đến một đại dương ấm áp mà Cassini đã tìm thấy, nó được ẩn bên dưới lớp băng lạnh giá của Enceladus, một mặt trăng lớn của sao Thổ đang rỉ rước vào không gian. Tàu thăm dò của NASA đã bay qua các vòi phun hơi nước và băng đá vào tháng 10 năm 2015, “cảm nhận” chất liệu và gián tiếp phát hiện ra các thành phần bên dưới lòng đại dương có thể hỗ trợ sự sống ngoài hành tinh.

    Chúng tôi không thể liều lĩnh để vô tình liên hệ với thực thể nguyên sơ này”, Maize nói. “Cassini đã được đặt cách xa nó. Và nếu chúng ta muốn tiếp tục nghiên cứu sao Thổ, lựa chọn duy nhất là phá hủy con tàu thăm dò một cách có kiểm soát.

    Nhưng Maize và một phòng thí nghiệm bao gồm các nhà nghiên cứu từ 19 quốc gia sẽ không để tàu thăm dò của họ bị phá hủy một cách lãng phí. Họ lên kế hoạch nén đến từng byte cuối cùng của dữ liệu mà họ có thể, cho đến khi Cassini biến thành một sao chổi phóng xạ rực rỡ phía trên các cơn bão ở sao Thổ.

    Từ trước khi Cassini bắt đầu được đưa vào quỹ đạo của sao Thổ năm 2004, những nhà quản lý đã cẩn thận vẽ ra các quỹ đạo bay quanh sao Thổ, các mặt trăng của nó, càng nhiều càng tốt.

    Quỹ đạo thăm dò của tàu Cassini

    Mục tiêu của họ là tối đa hóa cơ hội để ghi lại được những hình ảnh chưa từng thấy, các dữ liệu về trọng lực, từ trường mà không cần phải đưa tàu thăm dò đến những nơi quá nguy hiểm. Nhưng sau 13 năm hoạt động với gần 1,5 tỷ km quãng đường di chuyển từ Trái Đất, tàu Cassini đã bắt đầu cạn kiệt nhiên liệu.

    Chúng ta đang đi đến kết thúc. Con tàu đang cạn dần nhiên liệu, những việc nó có thể làm khá hạn chế - cho đến khi chúng tôi quyết định một cách tiếp cận mới”, Jim Green, quản lý chương trình khoa học hành tinh của NASA, nói trong họp báo.

    NASA từng có ý định đưa Cassini đến các hành tinh khác như sao Thiên vương hoặc sao Hải vương. Tuy nhiên, vào năm 2010, nhà quản lý sứ mệnh quyết định giữ tàu thăm dò ở lại sao Thổ, họ cho rằng nó có thể phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Và quyết định này cũng dẫn đến cái chết của Cassini.

    Cái chết của Cassini chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. Lần cuối tàu thăm dò bay sẽ ngang qua vệ tinh Titan (mặt trăng băng giá lớn nhất của sao Thổ, nó có bầu khí quyển dày, biển metan mênh mông và thậm chí có cả mưa). Trọng lực của Titan sẽ làm Cassini va chạm nhẹ ở phía trên bầu khí quyển của sao Thổ.

    Kết thúc của tàu vũ trụ Cassini

    Đó là cái hôn tạm biệt sẽ đẩy Cassini vào bên trong sao Thổ”, Maize nói. “Một chuyến đi không trở lại”.

    Cassini là một robot nặng 2,78 tấn với các thiết bị tinh vi, nó không được thiết kế để lao vào một khu vực băng giá với vận tốc 112 km/h. Nó cũng không được thiết kế để tiến vào bầu khí quyển dày đặc của hành tinh khí khổng lồ, sau đó sống sót và kể lại câu chuyện.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng họ sẽ cố gắng tối đa để bảo vệ các thiết bị khỏi hư hại và giữ cho việc truyền dữ liệu cho đến khi không thể tiếp tục. Họ làm điều này bằng cách sử dụng các ăng ten hình nón giống như lá chắn cho máy ảnh và các bộ phận quan trọng.

    Nó sẽ vỡ ra từng mảnh, bốc hơi và trở thành một phần nhỏ của hành tinh này”, Maize nói.

    Các thành viên của nhóm Cassini đều nói rằng họ đang hướng tới “Nhiệm vụ cuối cùng” và không hề hối tiếc. Nhưng cũng thật khó để nói lời tạm biệt với chiếc phi thuyền may mắn, có khả năng trải qua tất cả các nghiên cứu khoa học ngoài không gian này.

    Tham khảo Businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ