NASA: sử dụng trí tuệ nhân tạo của Google, tìm ra được một hệ sao là "phiên bản tí hon" của Hệ Mặt Trời
Ta có một "người em" giống hệt mình, nhỏ con hơn ở cách xa ta 2.545 năm ánh sáng.
- Tổng thống Mỹ ký chỉ thị cho NASA đưa người quay trở lại Mặt Trăng, tạo dựng bàn đạp khám phá Sao Hỏa
- Sử dụng khoa học, cựu nhân viên NASA giải mã hầu hết những lần người dân nhìn thấy UFO
- Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng "con sâu" ít người biết của NASA
- NASA lý giải về những "trùng hợp" khó hiểu trên Sao Hỏa
- NASA sẽ bảo vệ Trái Đất khỏi dịch bệnh “ngoài hành tinh” như thế nào?
Trong sự kiện công bố phát hiện mới vừa diễn ra, NASA tuyên bố họ vừa mói tìm ra được một Hệ Mặt Trời khác cũng bao gồm 8 hành tinh. Ngoài Vũ trụ xa xôi kia, chúng ta có một hệ sao song sinh với Hệ Mặt Trời mà ta đang sống.
Phát hiện này có được là do ta đã tìm ra một hành tinh mới. Được đặt tên là Kepler-90i, nó là một "hòn đá Vũ trụ" nóng, quay quanh một ngôi sao "giống Mặt Trời" có tên Kepler-90, nằm cách Trái Đất 2.545 năm ánh sáng. NASA tìm được hành tinh này là nhờ sử dụng hệ thống machine learning của Google, phân tích những dữ liệu mà kính thiên văn Kepler thu thập được trong sứ mệnh quan sát Vũ trụ của mình.
Các nhà thiên văn học đã biết tới sự tồn tại của hệ sao Kepler-90, nhưng chưa từng phát hiện ra hình ảnh của (những) hành tinh quay quanh nó. Kepler-90i nhiều khả năng là hành tinh thứ ba tính từ tâm của hệ sao trên, quay quanh Kepler-90 với quỹ đạo là 14,4 ngày. Nhiệt độ của Kepler-90i là vào khoảng 982 độ C.
Hành tinh nằm ngoài cùng trong hệ sao Kepler-90 có tên Kepler-90h bay với một quỹ đạo và khoảng cách rất giống Trái Đất so với Mặt Trời. Có thể gọi hệ sao Kepler-90 là phiên bản nhỏ hơn của Hệ Mạt Trời này, cùng có cách sắp xếp các hành tinh từ trong ra ngoài theo thứ tự từ bé đến lớn.
"Kepler-90i không phải là một nơi tôi muốn tới", Andrew Vanderburg, nhà thiên văn từ Đại học Texas, người giúp NASA tìm ra hành tinh trên và cũng đã chung tay giúp đỡ kỹ sư phần mềm Google AI, Christopher Shallue, nói trong buổi công bố phát hiện của NASA.
Kỹ sư Shallue cũng nói rằng "thứ mà họ đang phát triển ở đây là một công cụ giúp cho các nhà thiên văn học có được những ảnh hưởng lớn hơn nữa".
Hệ sao Kepler-90.
Để có được khám phá này, hệ thống machine learning của Google đã học cách xác định tín hiệu từ những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, tách ra từ dữ liệu mà kính thiên văn Kepler ghi lại được. Nó đã xử lý 14 triệu điểm dữ liệu – lấy ra từ lượng dữ liệu khổng lồ thu về được trong vòng 4 năm trời. Theo các nhà nghiên cứu, cách thức hoạt động của nó cũng như một bộ não người vậy, có điều là não người không thể xử lý được lượng thông tin khổng lồ trên. May mà có hệ thống trí tuệ nhân tạo tiên tiến này.
NASA và Google nói rằng công nghệ mới này sẽ giúp ta tìm ra được thêm nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời khác nữa. Thực tế, nhà nghiên cứu Vanderberg tin rằng hệ sao Kepler-90 còn có những hành tinh khác nữa mà ta chưa thấy được.
Bên trái là hệ sao Kepler-90, bên phải là Hệ Mặt Trời, vòng to ngoài cùng bên phải là quỹ đạo của Trái Đất.
"Quả thật đáng ngạc nhiên nếu như ta không thể tìm thêm nổi hành tinh nào nữa. Có thực sự là một hệ Mặt Trời giống hệt chúng ta đáng ngạc nhiên đến thế? Có lẽ có những hệ sao khác mà có nhiều hành tinh hơn nữa, và chúng sẽ khiến Hệ Mặt Trời của chúng ta trở nên tầm thường", Vanderberg nói.
Trước công bố này, trong lần phân tích dữ liệu từ Kepler gần nhất, NASA đã xác nhận sự tồn tại của 219 thế giới mới, trong tổng số hơn 4.000 ứng cử viên mà Kepler tìm ra được. Hiện tại, số hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện ra đã là 2.525, và 10 trong số đó có kích cỡ giống Trái Đất, là hành tinh có đất đá và khả năng cao là có thể có sự sống.
Hệ thống kính thiên văn quan sát Vũ trụ của NASA, hiện tại và dự kiến tương lai.
Có những người lo lắng rằng hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google sẽ khiến các nhà thiên văn học thất nghiệp, nhưng NASA đã trấn an họ, rằng không phải lo lắng gì cả.
Jessie Dotson, nhà khoa học nghiên cứu Kepler tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA giải thích rằng sẽ luôn cần sự có mặt của các nhà thiên văn học, bởi lẽ dữ liệu và đối tượng nghiên cứu cần phải được phân loại rõ ràng trước khi đưa vào hệ thống trí tuệ nhân tạo, nhờ đó AI mới có thể đọc được dữ liệu.
"Đây sẽ là hệ thống hoạt động song hành cùng với các nhà thiên văn học", nhà nghiên cứu Dotson nói. "Bạn sẽ không bao giờ thay thế được họ đâu".
Tham khảo NASA
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập