NASA: Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 1.000 năm trở lại đây

    Kushman,  

    Các bằng chứng về nhiệt độ Trái Đất từ những năm 1800 cho thấy sự nóng lên toàn cầu gần đây nhanh hơn nhiều so với ở thời điểm bất kì trong thiên niên kỉ qua.

    Hành tinh đang nóng lên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 1.000 năm vừa qua và mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu sẽ nằm trong khoảng cho phép được các quốc gia đồng thuận năm ngoái có vẻ không khả thi, theo nhà khoa học khí hậu đầu ngành tại NASA.

    Năm nay nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiệt độ cao ngất ngưởng, với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn thế kỉ 19 tới 1,38 độ C, suýt chạm ngưỡng 1,5 độ C như đã được kí chấp nhận trong hiệp ước khí hậu Paris mang tính cột mốc. Tháng 7 là tháng nóng nhất từ khi nhiệt độ toàn cầu được ghi lại năm 1880, với mỗi tháng kể từ tháng 10 năm 2015 liên tục đạt ngưỡng nhiệt độ cao kỉ lục.

     Năm nay nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiệt độ cao ngất ngưởng, với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn thế kỉ 19 tới 1,38 độ C, suýt chạm ngưỡng 1,5 độ C như đã được kí chấp nhận trong hiệp ước khí hậu Paris mang tính cột mốc.

    Năm nay nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiệt độ cao ngất ngưởng, với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn thế kỉ 19 tới 1,38 độ C, suýt chạm ngưỡng 1,5 độ C như đã được kí chấp nhận trong hiệp ước khí hậu Paris mang tính cột mốc.

    Nhưng NASA cho rằng các ghi chếp về nhiệt độ đã tồn tại còn lâu hơn thế. Nhờ phân tích lõi các tảng băng và địa chất, họ chỉ ra rằng sự nóng lên trong những thập kỉ gần đây nhanh hơn nhiều trong thiên niên kỉ qua.

    “Trong 30 năm vừa qua chúng ta đã đi vào một giai đoạn chưa từng có.” Gavin Schmidt, giám đốc viện nghiên cứu vũ trụ Goddard thuộc NASA. “Hiện tượng này chưa từng xảy ra trong 1.000 năm trước. Chưa có thời kì nào mà sự gia tăng nhiệt độ lại mãnh liệt như thế kỉ 20. Việc duy trì nhiệt độ bên dưới mức tối đa cho phép cần sự giảm thiểu mạnh mẽ cácbon-dioxide (khí nhà kính) và các công nghệ tái tạo địa chất phối hợp. Điều này rất khó xảy ra. Chúng ta thậm chí còn chưa giảm thải khí nhà kính tương ứng với kế hoạch.”

    Schmidt nhắc lại dự đoán trước đây rằng có khả năng 99% rằng năm 2016 sẽ là năm nóng nhất từ trước tới nay, với 20% lượng khí nóng liên quan tới hiện tượng khí hậu El Nino. Năm ngoái là cũng là năm nóng kỉ lục, nóng hơn năm 2014 với nhiệt độ lúc đó cũng đạt mức kỉ lục so với trước.”

     Tái hiện về sự thay đổi nhiệt độ của NASA. Cột dọc: Nhiệt độ toàn cầu - Chiều ngang: Năm.

    Tái hiện về sự thay đổi nhiệt độ của NASA. Cột dọc: Nhiệt độ toàn cầu - Chiều ngang: Năm.

    “Đây là một xu hướng sẽ xảy ra lâu dài mà chúng ta cần phải thực sự suy nghĩ tới và không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ dừng lại, đồng thời có rất nhiều bằng chứng rằng nó sẽ tiếp tục diễn ra,” theo Schmidt. “Không có một điểm dừng hay hãm lại nào trong xu hướng tăng nhiệt độ. Người ta nghĩ xu hướng này đã dừng lại và mê muội trong những thành tựu màu hồng của thế giới. Đây là một căn bệnh mãn tính của xã hội trong vòng 100 năm tới.”

    Schmidt là nhà khoa học có tiếng nhất đã từng bác bỏ mục tiêu 1,5 độ C được chấp thuận trong hội nghị cao cấp Liên Hợp Quốc sau khi liên tục được yêu cầu bởi các quốc đảo có nguy cơ bị nhấn chìm do sự nóng lên toàn cầu khiến mực nước biển tăng. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nếu mức xả thải khí nhà kính duy trì ở mức hiện tại trong vòng năm năm nữa thì sẽ không còn cơ hội nào nữa để kìm hãm nhiệt độ dưới mức tối đa cho phép và chống lại sự biến đổi khí hậu mãnh liệt.

     Trái Đất nóng lên sẽ gây tan băng ở hai cực.

    Trái Đất nóng lên sẽ gây tan băng ở hai cực.

    Sự tái tạo về lịch sử nhiệt độ thực hiện bởi NASA sử dụng kết quả từ cục Khí quyển và Đại dương quốc gia. Kết quả cho thấy nhiệt độ toàn cầu thường tăng khoảng 4-7 độ C trong khoảng thời gian 5.000 năm khi Trái Đất kết thúc thời kì băng hà. Nhiệt độ tăng mạnh trong thế kỉ vừa qua nhanh hơn 10 lần tốc độ này.

    Sự gia tăng tốc độ nóng lên của có nghĩa rằng Trái Đất sẽ nóng lên với tốc độ gấp 20 lần tốc độ trung bình trong quá khứ trong vòng 100 năm tới, theo NASA. Sự so sánh này không hoàn toàn tương xứng do sử dụng dữ liệu nhiệt độ hiện đại và dữ liệu quá khứ được lưu giữ từ những lớp băng lâu năm và các lớp địa chất biển.

    Các nhà khoa học có thể đo đạc lượng khí nhà kính trên Trái Đất 800.000 năm trước nhưng việc đo đạc các thành phần khí hậu trong quá khứ chỉ chính xác trong giới hạn 1.000 năm. Tuy vẫn khó để so sánh kết quả của một năm nhất định với kết quả một thời điểm trước thế kỉ 19, một mô hình tái tạo bởi NASA có thể cho thấy tốc độ tăng nhiệt độ trong các thập kỉ gần đây lớn hơn nhiều bất kì hiện tượng thay đổi khí hậu nào trong vòng 500 năm trở lại.

     Sự thay đổi nhiệt độ từ năm 1980 tới năm 2015. Tốc độ tăng nhiệt độ trong các thập kỉ gần đây lớn hơn nhiều bất kì hiện tượng thay đổi khí hậu nào trong vòng 500 năm trở lại.

    Sự thay đổi nhiệt độ từ năm 1980 tới năm 2015. Tốc độ tăng nhiệt độ trong các thập kỉ gần đây lớn hơn nhiều bất kì hiện tượng thay đổi khí hậu nào trong vòng 500 năm trở lại.

    Khí nhà kính bị thải ra từ việc phát điện, vận tải và nông nghiệp có khả năng cao sẽ nâng mực nước biển lên gần 1m vào cuối thế kỉ này, và có thể sẽ nâng lên con số 21m trong các thế kỉ sau này. Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tan băng hai cực, khiến một diện tích lớn khu vực Trung Đông và Nam Phi trở nên không thể sinh sống được và góp phần tăng tốc một quá trình diệt vong của nhiều loài vật.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ