NASA vừa công bố một loạt ứng dụng (miễn phí) mà họ sử dụng cho công việc của mình, bạn chắc chắn sẽ muốn thử

    Dink,  

    Từ trò chơi nhập vai cho tới theo dõi tình hình thời tiết vũ trụ, ngắm nhìn ảnh vệ tinh cập nhật hàng giờ. Ai mà không muốn chứ?

    NASA, người bạn nghiên cứu vũ trụ rộng lượng của chúng ta vừa giới thiệu với công chúng danh sách những ứng dụng, thư viện code và những công cụ giúp họ làm việc. Tất nhiên là vì họ rộng lượng, nên bạn có thể tải những thứ công-nghệ-mang-tầm-vũ-trụ đó về để sử dụng.

    Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng sẵn một quả tên lửa tại gia, nên phần lớn những ứng dụng, những đoạn mã phục vụ việc phóng tên lửa khá là … vô dụng với người bình thường. Tuy nhiên, trang web TechCrunch đã lọc ra cho bạn những ứng dụng hay nhất và phù hợp nhất với những người hay táy máy.

    Chơi điện tử với một phong cách rất NASA

    Có một trò chơi chạy trên nền engine Unity cho phép bạn có thể nhập vai trở thành một phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS. Trò chơi có cả trên PC lẫn trên Mac (xin lỗi PS, X-Box và Nintendo Switch).

    NASA cũng có một bộ hình ảnh cũng như hình mẫu 3D lớn mà bạn có thể sử dụng cho mục đích riêng hoặc mục đích giáo dục. Tất nhiên là nó hoàn toàn miễn phí.

    Glenn Research Center: The Early Years – một ứng dụng trên iPad sẽ đưa bạn đi tham quan cơ sử vũ trụ này khi nó đang trong quá trình vận hành hồi năm 1041 và năm 1979.

    Android cũng có một ứng dụng riêng mang tên Space Weather – Thời tiết Vũ trụ, cho phép bạn theo dõi lượng vật chất cực quang mà Mặt Trời phóng ra (coronal mass ejections – CME) hoặc những thay đổi trong quyển từ của Trái Đất.

    Khám phá các hành tinh với một phong cách rất NASA

    Niềm đam mê khám phá những chân trời mới cháy bỏng trong lồng ngực, chảy mạnh mẽ trong huyết quản của bạn? Đã có NASA ở đây giúp bạn làm được điều đó rồi!

    Ta có Mẫu Khí quyển toàn cầu của Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Kim, Sao Hải Vương và vì một lý do nào đó, cả khí hậu của mặt trăng vệ tinh Titan thuộc Sao Thổ nữa. Những mô hình này không phải đồ chơi, nhưng nó có thể giúp bạn chuẩn bị cho chuyến du hành liên hành tinh được chu đáo và vẹn toàn hơn, khi bạn có thể biết chính xác áp suất và nhiệt độ tại điểm đến của mình.

    Khí hậu Sao Kim không thay đổi nhiều trong vài thập kỷ trở lại đây, nhưng Trái Đất mới được cập nhật thêm thông số “nóng nhất trong lịch sử loài người” vào năm 2016 vừa rồi.

    Nếu không có hứng thú bay vào Vũ trụ, thì bạn có thể sử dụng công cụ theo dõi hình ảnh mặt đất của NASA. Đây là một cách tuyệt vời để tham quan những địa điểm khác nhau trên Trái Đất và càng tuyệt vời hơn khi những hình ảnh ấy chỉ có tuổi đời khoảng 4 tiếng trước khi bạn xem nó. Vệ tinh cập nhật hình ảnh thường xuyên đến như vậy, còn gì để mà phàn nàn.

    HazPop là một ứng dụng chỉ có trên iOS, cung cấp một cơ sở dữ liệu cho phép bạn theo dõi và cập nhật tình hình về thảm họa tự nhiên từ khắp nơi trên thế giới (cháy rừng, động đất, bão nhiệt đới, …). Những thông tin ấy sẽ kết hợp với chỉ số dân số để cho ta biết được rằng có bao nhiêu người bị ảnh hưởng, có bao nhiêu người có thể giúp đỡ những người bị nạn, v.v…

    Tuyển dụng và đánh giá năng lực với một phong cách rất NASA

    Không còn phải sàng lọc qua hàng chục hay hàng triệu đơn xin ứng tuyển nữa, khi bạn có trong tay Công cụ Đánh giá Kinh nghiệm Hòa nhập. Nó sẽ giúp bạn chỉ ra xem anh chàng/cô nàng kia có khả năng du hành vũ trụ hoặc đơn giản hơn, có khả năng bán hàng hay không.

    Để đảm bảo bạn không tuyển phải một thanh niên vụng về suốt ngày gây đổ vỡ, hãy cho họ thử nghiệm ứng dụng trên iPad có tên Fine Motor Skills này. Thông qua đó, bạn có thể xem được khả năng vận hành tay trên một màn hình cảm ứng của họ giỏi giang (hay kém cỏi) đến đâu. Thậm chí, ứng dụng này còn có thể được sử dụng để thử nghiệm tay giả hay tay robot.

    Và cũng không cần phải mất thời gian để đọc thư giới thiệu nữa, khi mà Công cụ phân tích xu hướng và sàng lọc thông tin sẽ giúp bạn lọc ra được những từ khóa cần thiết như “mạng xã hội” hay “chuyên gia” hay “có tiền sử bệnh đánh sếp”.

    Bay lượn xung quanh, nhìn ngắm cảnh vật với một phong cách rất NASA

    Nếu như từ hai bàn tay trắng, bạn cố gắng lắp ghép một drone hay thậm chí là một vệ tinh, thì bạn sẽ muốn tham khảo dự thảo vận chuyển dữ liệu (có tên dài quá mức cần thiết, Consultative Committee for Space Data Systems File Delivery Protocol) này. Về cơ bản, đây là một công cụ cơ bản giúp bạn vận chuyển các tệp tin tới và lấy các tập tin về từ một tàu vũ trụ.

    Một khi mà trạm mặt đất của bạn nhận được hình ảnh, bạn sẽ muốn đưa nó qua PixelLearn, cho phép bạn đặt ra những luật lệ riêng biệt cho các pixel và khuôn mẫu của ảnh. Chương trình sẽ tự động tìm và phân loại những hình ảnh liên quan tới các hố va chạm thiên thạch, nhà cửa, đường xá, v.v…

    Nếu như bạn kiếm tìm một thứ hình ảnh nhiều quang phổ hào nhoáng, bạn sẽ muốn lấy phầm mềm Lossless Hyper-/Multi-Spectral Data Compression Software, nhân tiện có thể tải luôn bộ phầm mềm cài đặt camera lập thể (tạo hiệu ứng ba chiều cho hình ảnh) JPL’s Stereo Vision Software Suite. Kết thúc lại bằng bộ ổn định hình ảnh Video Image Stabilization and Registration.

    Nếu có nhu cầu tạo hình động lực của dung dịch – một thứ vốn vẫn khó nhằn thì có lẽ bạn sẽ muốn trải nghiệm Cart3D , hay còn được biết tới với cái “tên khoa học” là Xử lý Hình học Tam giác tự động cho việc Tạo mẫu Bề mặt và Tạo Lưới Cartesian (Cart3D là đủ rồi, cảm ơn).

    Nếu như bạn muốn tính toán đường đáp đất của chim nhà nuôi, bạn sẽ muốn Hệ thống Định hướng Hạ cánh chính xác tự động của NASA. Nó là sự kết hợp của camera hình ảnh với một bản đồ, sử dụng cách thức “đã được áp dụng trong tên lửa hành trình nhiều thập kỷ nay”. Tuy nhiên, khi nhắc tới một quả tên lửa, ta không sử dụng cụm từ “hạ cánh an toàn” nhiều lắm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ