Nể phục kỹ sư-tướng quân Nga với sáng chế tàu ngầm đầu tiên, tàu khu trục đầu tiên và mìn điện hóa

    PnM,  

    Karl A. Schilder đã tạo ra chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới, và cả một nguyên mẫu tàu khu trục – ông tổ của những tàu chiến hiện đại ngày nay.

    Ngày 07 tháng 1 năm 1785, cậu bé Karl A. Schilder ra đời ở nước Nga. Khi lớn lên Schilder trở thành tướng quân kỹ sư quân sự nổi tiếng với những phát minh, sáng chế độc đáo trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Chính ông đã tạo ra chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới, và cả một nguyên mẫu tàu khu trục – ông tổ của những tàu chiến hiện đại ngày nay. Hãy cùng GenK điểm lại những sáng chế thú vị nhất của người kỹ sư tài ba này nhé.

     Tàu ngầm thế kỷ XIX

    Tàu ngầm thế kỷ XIX

    Buổi thử nghiệm chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới chế tạo theo thiết kế của K.A. Schilder đã diễn ra vào ngày 29 tháng 8 năm 1834 ở vùng thượng lưu sông Neva. Nó được trang bị lao xiên cá có gắn mìn. Mũi lao này đâm xuyên vào thuyền địch, sau đó mìn mới phát nổ ở khoảng cách an toàn cho tàu ngầm. Ngoài ra, trên tàu ngầm cũng có bố trí các ụ phóng “tên lửa” di động.

    Tàu ngầm chuyển động nhờ 4 mái chèo do 4 thành viên của kíp lái dùng tay quay. Schilder cũng thiết kế một dụng cụ tương tự như kính tiềm vọng để quan sát các đối tượng trên mặt nước. Trong ngày đầu thử nghiệm, tàu đã đạt đến tốc độ khoảng 0,7 km/h.

    Phát minh này ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của sa hoàng Nicholas I và các cố vấn của ông, nhờ đó Schilder có động lực để phát triển con tàu hơn nữa.

    Thiết kế tàu ngầm thứ hai của Schilder có kích thước nhỏ hơn chiếc đầu tiên. Buổi chạy thử được tiến hành vào ngày 24 tháng 7 năm 1838. Vũ khí mà nó mang theo cũng tương tự, chỉ có mái chèo là thay đổi – to hơn.

    Mặc dù chiếc tàu ngầm đã vượt qua các bài kiểm tra về hỏa lực nhưng nó vẫn không được sản xuất hàng loạt vì khả năng cơ động thấp. Schilder chưa thể nâng tốc độ tối đa của tàu lên do vẫn sử dụng sức người và kíp lái không thể nào ép con tàu chạy nhanh hơn 0,7 km/h.

     Động cơ chạy cơm không cho phép chiếc tàu ngầm đạt được tốc độ cao

    Động cơ chạy cơm không cho phép chiếc tàu ngầm đạt được tốc độ cao

    Về sau này Schilder còn tạo ra nguyên mẫu tàu ngầm thứ ba được trang bị động cơ dùng bơm phun nước nhưng tốc độ vẫn chưa đạt được như ý.

     Tướng quân kỹ sư Karl A. Schilder trên con tem kỷ niệm

    Tướng quân kỹ sư Karl A. Schilder trên con tem kỷ niệm

    Tàu ngầm của Schilder tham gia hải chiến

    Tàu khu trục hơi nước "Otvaznozst"

    Nhận thức được tất cả những thiếu sót của tàu ngầm, Schilder đã đề xuất dự án chế tạo tàu kéo với khả năng vận chuyển tàu ngầm tới vùng chiến sự. Chính Sa hoàng Nga đã đặt tên cho phát minh tàu kéo này là “Otvaznost” (Quả cảm) – một chiếc tàu với boong lớn chứa được cả tàu ngầm ở trên. Ngoài ra, nó còn được trang bị vũ khí riêng gồm ba máy phóng tên lửa.

     Tàu Quả Cảm chở được tàu ngầm với trang bị hỏa lực mạnh

    Tàu Quả Cảm chở được tàu ngầm với trang bị hỏa lực mạnh

    Thử nghiệm cho thấy, những máy phóng này có thể phóng đi những quả bom nặng tới 90 kg với độ chính xác rất cao. Dù ý tưởng hay là vậy nhưng có thể do không hợp thời đại nên chiếc tàu kéo đã không được phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, chính thiết kế này của con tàu đã trở thành nguyên mẫu cho các tàu khu trục hiện đại.

    Mìn điện hóa

     Mìn điện hóa trong chiến tranh Crimean

    Mìn điện hóa trong chiến tranh Crimean

    B.S. Jacobi và K.A. Schilder đã phát triển loại mìn điện hóa đầu tiên trong lịch sử. Bên trong quả mìn có các ống thủy tinh đựng chất điện hóa (nguyên tố Ganvani). Khi bị va đập, các ống thủy tinh vỡ làm chất điện hóa chảy ra và kích hoạt mìn nổ. Loại mìn điện hóa này từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Crimean.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ