Nền văn minh Thung lũng Indus: Thành phố cổ Mohenjo-daro, chiến trường của vũ khí hạt nhân cổ đại?
Nền văn minh Thung lũng Indus là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trong lịch sử loài người, nguồn gốc và sự suy tàn của nó cho tới nay vẫn còn vô số bí ẩn.
- Rơi từ trên cao trong giấc mơ: Mối liên hệ bí mật giữa giấc ngủ và sự tiến hóa của loài người
- Tại sao người bình thường không thể lái xe F1?
- Chuyện thật như đùa: Cảnh sát Phần Lan phá án nhờ vào sự giúp đỡ của con muỗi!
- Trí tuệ nhân tạo được sử dụng như thế nào để tạo ra lịch sử giả mạo?
- Con đường Drake: Một trong những cuộc vượt biển nguy hiểm nhất thế giới
Là một trong những thành phố quan trọng của nền văn minh Thung lũng Indus, thành phố cổ Mohenjo-daro nằm ở tỉnh Sindh, Pakistan ngày nay, ước tính được xây dựng cách đây khoảng 4.600 năm. Thành phố cổ đại này có đường phố, hệ thống thoát nước, nhà kho được quy hoạch cẩn thận, nhà tắm công cộng, đền thờ và cung điện. Ước tính, có khoảng 40.000 cư dân làm nông nghiệp, thủ công và buôn bán đã từng sinh sống tại đây. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện những chữ tượng hình mà cho tới nay vẫn chưa thể giải mã được bởi khoa học hiện đại, cũng như nhiều đồ gốm, đồ trang sức và con dấu tinh xảo tại nơi đây.
Mohenjo-daro là đô thị của nền văn minh Thung lũng Indus - nổi tiếng như các nền văn minh của Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà và Crete. Phong cách kiến trúc và đặc điểm văn hóa của thành phố thể hiện sự kết nối, giao lưu với các khu vực khác. Những con dấu được khai quật có nhiều họa tiết động vật, bao gồm sư tử, voi, tê giác, lạc đà từ châu Phi và Tây Á, cho thấy nơi đây đã từng có sự giao lưu buôn bán và trao đổi giữa người dân địa phương và các nơi khác trên thế giới.
Mohenjo-daro bị bỏ hoang vào khoảng năm 1900 trước Công nguyên. Nguyên nhân cụ thể là gì thì chúng ta vẫn chưa được biết rõ nhưng có một giả thuyết cho rằng nó đã bị phá hủy do chiến tranh hạt nhân thời cổ đại. Và giả thuyết này không hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng, vì có một số bằng chứng hỗ trợ cho nó:
- Xác người được tìm thấy trong đống đổ nát. Tuy nhiên tư thế và vị trí của họ cho thấy họ đã bị một điều gì đó làm cho chết ngay lập tức, không có dấu hiệu vùng vẫy hay cố gắng trốn thoát. Người ta nghi ngờ rằng thành phố đã hứng chịu một vụ nổ cực mạnh khiến người dân bị thiêu chết ngay lập tức ở nhiệt độ cao.
- Gần thành cổ có một nơi được gọi là "Thành phố thủy tinh", nơi đất và đá bị nung chảy thành thủy tinh, hiện tượng này rất giống việc phản ứng với nhiệt độ cực cao sinh ra tại các địa điểm nổ hạt nhân hiện đại khiến cát và đá trở thành thủy tinh.
- Ngoài ra còn có một khu vực có bán kính khoảng 10 km ở sa mạc Libya, nơi cát cũng tan chảy thành thủy tinh. Một giả thuyết hợp lý là một vụ nổ hạt nhân cũng xảy ra ở đó, có thể là do kẻ thù của Mohenjo-daro gây ra.
Có hai sử thi ở Ấn Độ cổ đại là "Mahabharata" và "Ramayana". Hai cuốn sách này có lẽ được viết cách đây khoảng 2.500 năm. Chúng kể về một cuộc chiến khoảng 10.000 năm trước Công nguyên, nhưng những cảnh tượng chúng miêu tả lại là những điều vô cùng phi thường đối với thời bấy giờ.
Ví dụ, trong đó đã nhắc đến những loại vũ khí khác xa thời đại bấy giờnhư "Mũi tên của Indra" và Vimana, những vũ khí này mạnh đến mức có thể bắn ra những quả cầu lửa từ trên trời, thắp sáng toàn bộ bầu trời, phá hủy các thành phố và quân đội, thậm chí thay đổi khí hậu.
Vì vậy, nhiều người cho rằng những loại vũ khí được mô tả trong những sử thi này là bằng chứng của các cuộc chiến tranh hạt nhân thời xa xưa, hoặc là do cuộc chiến trên Trái Đất do người ngoài hành tinh có trình độ công nghệ cao gây ra.
Giả thuyết về chiến tranh hạt nhân thời cổ đại nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế lại không có bằng chứng khoa học thuyết phục. Có nhiều vấn đề và sơ hở trong giả thuyết này:
- Di tích của thành phố cổ Mohenjo-daro không có nhiều tàn tích, niên đại không nhất quán, một số có từ nền văn minh Thung lũng Indus, và một số có sau này, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy những cái chết là do một vụ nổ gây ra và cũng có thể các nạn nhân chết là do bệnh dịch hoặc nạn đói gây ra.
- Không tìm thấy dấu vết của bức xạ hạt nhân ở "Thành phố Thủy tinh" gần thành phố cổ Mohenjo-daro, cũng như không tìm thấy tâm vụ nổ hay miệng núi lửa được hình thành sau vụ nổ. Thủy tinh có thể được hình thành một cách tự nhiên do hoạt động núi lửa, va chạm với thiên thạch hoặc sét. Chỉ cẩn những hiện tượng tự nhiên có thể tạo ra nhiệt độ cao thì đều có thể làm tan chảy cát và đá.
- Vũ khí được mô tả trong hai sử thi của Ấn Độ cổ đại có thể là sự tưởng tượng và cường điệu của người xưa về các hiện tượng tự nhiên, hoặc có thể là sự bổ sung, sửa đổi của các thế hệ sau. Hình ảnh và chức năng của những vũ khí này cũng không nhất quán, một số là hiện vật thần thoại, một số là hiện vật lịch sử, nếu không có bằng chứng thực tế và trực tiếp thì quả thực rất khó thuyết phục mọi người.
Bỏ qua tất cả những điều đó thì thành phố cổ Mohenjo-daro vẫn là một di tích văn minh cổ đầy bí ẩn và quyến rũ, sự biến mất của nó có thể có nhiều lý do, một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có thể chỉ là suy đoán “có lý” của con người hiện đại. Mọi người nên tiếp tục duy trì quan điểm khoa học để xem xét và giải thích lịch sử và văn hóa của nó, không cần phải tin một cách mù quáng vào một số phỏng đoán và thuyết âm mưu.\
Tham khảo: Zhihu
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Thủ tướng và CEO Jensen Huang dạo phố cổ Hà Nội, thưởng thức nem tai, nem chua rán, uống bia Trúc Bạch
Tối 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ NVIDIA Jensen Huang thăm đền Ngọc Sơn, dạo ngắm hồ Hoàn Kiếm, thăm khu phố cổ Hà Nội.
OpenAI ra mắt gói dịch vụ "ChatGPT Pro" với mức giá khủng: 5 triệu đồng/tháng