Nếu bạn thấy hối tiếc vì phạm sai lầm, hãy nhớ đến Yahoo: Gã khổng lồ "sai đều" suốt hàng chục năm, từ tập đoàn trăm tỉ đô trở thành cái bóng của chính mình
Suốt 2 thập kỷ, Yahoo đã có những quyết định được xem là "đi vào lòng đất", khiến tập đoàn này chỉ còn là một cái bóng mờ so với vị thế thống trị từng sở hữu trước kia.
Cuộc đời là một chuỗi những lựa chọn, dù khó khăn hay dễ dàng thì bạn cũng phải đưa ra quyết định. Mà đã là lựa chọn thì sẽ có đúng có sai, vì nếu đúng hết thì đảm bảo là ai cũng giàu rồi, phải không?
Nhưng nếu suy nghĩ như vậy vẫn không giúp bạn bớt hối hận vì một lựa chọn sai lầm mình đã từng đưa ra, thì hãy nhớ đến Yahoo. Năm 2016, Yahoo phải bán lại mảng Internet cốt lõi cho Verizon với giá 4,83 tỉ USD. Một con số nghe thì rất lớn, nhưng thực ra lại là hậu quả của một chuỗi những lựa chọn sai lầm mà "gã khổng lồ" từng đứng đầu thị trường đưa ra suốt 20 năm qua.
Cơ hội đến rồi đi
Chuyện bắt nguồn từ năm 1998, với 2 nhân vật là Larry Page và Sergei Brin. Cả hai là những cái tên chẳng ai biết đến với giới công nghệ. Họ đề đạt với AltaVista - công cụ tìm kiếm rất thành công ở thời điểm đó - về một thương vụ bán lại startup do chính họ sáng lập với giá 1 triệu USD, để có tiền tiếp tục việc học tại ĐH Stanford.
AltaVista cảm thấy số tiền ấy quá cao và quyết định bỏ qua lời đề nghị này. Nhưng điều họ không ngờ là công ty mà Page và Brin chào hàng là hệ thống thuật toán PageRank - thứ sớm được cấp bằng sáng chế sau đó và trở thành giá trị cốt lõi của Google hiện nay!
AltaVista từ chối Page và Brin, và họ chỉ mất 3 năm để cảm thấy hối hận vì Google nổi lên nhanh chóng chiếm thị phần, đẩy bật AltaVista ra khỏi thị trường và rơi vào cảnh bị Yahoo mua lại vào năm 2003. Đến năm 2013, Yahoo cũng buộc phải tiến hành khai tử AltaVista, chấm dứt sự tồn tại của một huyền thoại Internet năm nào.Nhưng vậy Yahoo sai lầm ở đâu? Có đấy, vì trước khi mua AltaVista, Yahoo cũng có cơ hội mua lại Google. Năm 2002, CEO Terry Semel tiếp cận Google để đàm phán với mức giá chào 3 tỉ đô. Google nói không và đòi 5 tỉ, Yahoo thấy quá đắt nên từ chối. Và giờ Google có giá trị vốn hóa là.... hơn 1 ngàn tỉ đô.
Pha "chốt deal" đi vào lòng đất
Tình hình kinh doanh của Yahoo ảm đạm dần qua thời gian. Năm 2008, Microsoft tiếp cận, đề nghị mua lại toàn bộ công ty với mức giá 44,6 tỉ đô - tương đương 31 đô trên cổ phần. Mức giá đó cao hơn so với giá niêm yết của Yahoo tới 62% chỉ 1 ngày trước đó. Microsoft khi đó cho rằng sự kết hợp với Yahoo có thể giúp cả hai thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến, tạo ra một công ty hiệu quả hơn và mang về ít nhất 1 tỉ đô doanh thu mỗi năm.
Nhưng Yahoo nói không! Thế là 8 năm sau, họ phải bán mình cho Verizon, với giá thấp hơn 10 lần!
Dẫu sao thì nói đi cũng phải nhìn lại. Ai biết được rằng nếu như Yahoo thực sự mua lại Google, có thể giờ đây giá trị của nó đã lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đô, hay chúng ta sẽ không có một Google tối ưu như hiện nay để dùng. Nhìn chung thì chẳng ai biết trước được điều gì, đúng không?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming