"Nếu giữ được sự tò mò, bạn sẽ coi tất cả mọi thứ là một cuộc phiêu lưu"
Xét mọi khía cạnh, Diane Greene đã có một sự nghiệp tuyệt vời. Hiện tại, bà đang vận hành mảng kinh doanh điện toán đám mây của Google nhưng bà nổi tiếng trong vai trò đồng sáng lập và CEO của hãng công nghệ thông tin khổng lồ VMware.
ECM mua VMware vào năm 2003 với giá 635 triệu USD và không lâu sau Greene cũng rời bỏ chức vụ CEO.
Sau khi rời VMware, Greene tránh xa ánh đèn sân khấu, âm thầm đầu tư và tư vấn cho các startup, nhiều trong số đó đã thành công một cách ngoạn mục.
Nhưng trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng ở Silicon Valley, bà đã từng làm rất nhiều công việc khác nhau. Bà từng là một thủy thủ đẳng cấp thế giới, từng thiết kế tàu biển và dàn khoan. Thậm chí bà còn từng làm nhân viên kỹ thuật cho công ty sản xuất thuyền buồm.
Dưới đây là những lời khuyên của bà cho các doanh nhân trẻ:
Quên tiền bạc đi, chỉ quan tâm tới việc mình làm
"Tôi chỉ làm những gì tôi muốn làm", bà nói. "Tôi chỉ quan tâm tới những gì thú vị đối với tôi".
Và điều quan trọng nhất, theo bà, là hãy luôn luôn tò mò về thế giới.
"Khi còn bé chúng ta rất tò mò và khi lớn lên chúng ta thường đánh mất điều đó. Nếu giữ được sự tò mò, bạn sẽ coi tất cả mọi thứ là một cuộc phiêu lưu".
Bà thừa nhận rằng mình may mắn khi không phải lo nghĩ nhiều về tài chính. Greene lo liệu về tài chính tốt tới nỗi khi Google mua Bebop Technologies, startup mới nhất của bà, với giá 380 triệu USD bà đã dành tất cả 149 triệu USD mà bà nhận được cho việc từ thiện.
Nhưng bà chia sẻ rằng với bà đời không bao giờ chỉ có tiền bạc. Thay vào đó, một sự nghiệp, một cuộc sống tuyệt vời là nhìn về những thứ mà mình sẽ cảm thấy hạnh phúc khi góp phần tạo ra và quan trọng nhất là sống và làm việc cùng với những người mà mình yêu quý.
"Lúc ngồi trong căn lều ở ban công một ngôi nhà ở Hawaii là một trong những khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời tôi", bà chia sẻ.
Lên kế hoạch một cách cẩn thận từng bước nhỏ trong đời
Nhưng Greene còn chia sẻ một bí quyết khác để khiến mọi việc trở nên hoàn hảo. Bí quyết đó là luôn tích cực làm việc.
"Nếu bạn biết những gì mình có thể đạt được, bạn cảm thấy tất cả những gì mình làm đều đi đúng như thế, giống như kiểu bạn có giác quan thứ sáu vậy", bà nói.
Và tiếp theo và vấn đề lập kế hoạch. Hãy tạo ra những mục tiêu ngắn hạn, mỗi mục tiêu này đều có thể tạo ra giá trị và đáng để làm. Những cột mốc này phải được gắn bó một cách mật thiết với mục tiêu cuối cùng của bạn. Sau khi lập kế hoạch hãy cố gắng đạt được những mục tiêu bạn đã đề ra.
2 lý do lý tưởng để từ bỏ
Greene cũng thừa nhận rằng sẽ có sự cố xảy ra cho dù bạn có lập kế hoạch tốt như thế nào chăng nữa. Ai rồi cũng sẽ phải đối mặt với những trở ngại và phải quyết định xem nên tiếp tục hay từ bỏ.
Trong triết lý mà Greene theo đuổi có hai lý do khiến bà từ bỏ một kế hoạch nào đó. Thứ nhất, theo Greene, bạn nên từ bỏ nếu không còn hứng thú với công việc, kế hoạch, mục tiêu hoặc tầm nhìn mà bạn đã đặt ra.
"Nếu tâm trí của bạn không còn muốn nghĩ về kế hoạch đó thì đừng lãng phí thời gian vào nó nữa", bà nói. Thay vào đó, hãy tìm một kế hoạch khác khiến bạn cảm thấy phấn khích.
Một lý do khác khiến bạn từ bỏ đó là có một người nào đó ở vị trí cao, có quyền lực ngăn chặn bạn làm những gì bạn có thể, bà Greene nói.
Nếu ông chủ hoặc giám đốc hay bất cứ ai khác có quyền lực chọn một chiến thuật mà bạn cho là sai. Nếu bạn không thể khiến ông chủ thay đổi suy nghĩ hoặc không thể tìm ra cách vượt qua thì hãy thay đổi hành trình và đi con đường riêng của bạn.
Từ bỏ đồng nghĩa với việc rời khỏi công ty, bỏ công việc bạn đang làm, dự án mà bạn từng yêu thích. Nhưng nhờ vậy mà bạn sẽ được tự do để theo đổi các cuộc phiêu lưu thú vị tiếp theo trong đời mình.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI