Nếu lười vì phải suốt ngày ký tên, hãy nhờ cỗ máy có giá tới 365 ngàn USD này ký hộ
Mức giá để sở hữu một cỗ máy ký tên hộ không hề rẻ, lên tới 350 ngàn USD (khoảng 8,2 tỷ đồng).
Tất cả chúng ta đều có ít nhất một lần phải ký tên trong đời. Đặc biệt với các tác giả viết sách, người nổi tiếng,…số lần ký với họ chắc chắn không thể đếm xuể. Nhưng việc phải ký tên nhiều và liên tục như vậy không khỏi khiến những người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi.
Tuy nhiên, các nhà phát minh đã có một giải pháp vô cùng sáng tạo hỗ trợ bạn. Chiếc máy đặc biệt do nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Jaquet Droz sáng tạo có khả năng ký tên thay cho bạn. Nhưng mức giá cho một chiếc máy như vậy rõ ràng không hề rẻ. Số tiền lên tới 365 ngàn USD (khoảng 8,2 tỷ đồng).
Hãng Jaquet Droz khẳng định, các nhà sáng tạo đã mất 4 năm kể từ khi thai ngén ý tưởng cho đến khi ra đời sản phẩm này. Thiết bị ứng dụng công nghệ sản xuất đồng hồ trong việc tạo ra một "bàn tay" cơ khí giúp ký tên thay cho bạn. Sự chính xác được Jaquet Droz ưu tiên hàng đầu nên bạn sẽ khó có thể phát hiện được sự khác biệt giữa hai mẫu chữ ký chính chủ và do máy ký.
Máy ký tên sở hữu một “bàn tay mini” làm bằng kim loại, có khả năng thu gọn khi cần thiết. Cánh tay này đảm nhiệm là nơi cầm bút và ký tên. Người dùng có thể thay thế mọi loại bút tùy mục đích. Mặc dù vậy, bạn sẽ cần cung cấp chữ ký cho công ty để tích hợp mẫu chữ ký vào trong thiết bị.
Trong trường hợp sản phẩm bị thất lạc, bạn cũng không cần quá lo về việc ai đó có thể mạo danh chữ ký. Jaquet Droz cho biết, sản phẩm chỉ có thể kích hoạt bằng mã code do chính người dùng thiết lập nên khá an toàn.
Giới thiệu về chiếc máy ký tên hộ trị giá 350 ngàn USD
Tham khảo Wonderful Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"