Alibaba không ngủ quên trong chiến thắng, hãng nhanh chóng nhận ra đối thủ tiềm tàng tiếp theo của mình: Baidu, hãng tìm kiếm online hàng đầu của Trung Quốc và được mệnh danh là Google tại Trung Quốc.
Trong phần trước, chúng ta đã nói về lý do tại sao Alibaba chỉ có thể thành công ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ Alibaba chỉ là một tập đoàn hùng mạnh trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn đã lầm. Với đặc thù của một công ty công nghệ, Alibaba phải phát triển rất nhiều lĩnh vực khác mới đủ khả năng duy trì vị thế dẫn đầu của mình.
Một trong thế mạnh lớn nhất của Alibaba lại là 'sở trường' của Goolge: Công cụ tìm kiếm.
Cũng tương tự Facebook, bạn sẽ không bao giờ tìm kiếm được gì trên Alibaba thông qua Google. Khi Google bị cấm cửa tại Trung Quốc, Alibaba tiến hành "chặn" nốt cả Baidu - công cụ tìm kiếm lớn nhất nước này.
Hiện tại, người dùng chỉ có thể tìm kiếm hàng hóa mua bán trên các site của Alibaba như Alibaba.com, Taobao,... thông qua công cụ tìm kiếm do chính Alibaba cung cấp.
Hãy nhìn Amazon, trang thương mại điện tử hùng mạnh của phương Tây, cũng không "dám" chặn Google, vậy tại sao Alibaba lại làm vậy với Baidu?
Năm 2008, khi đánh bại đối thủ eBay và buộc eBay phải rời khỏi Trung Quốc, Alibaba trở thành ông lớn trong mảng kinh doanh trực tuyến và trang Taobao của hãng hầu như là nơi duy nhất được khách hàng Trung Quốc tìm đến để mua sắm qua mạng.
Tuy nhiên, Alibaba không ngủ quên trong chiến thắng, hãng nhanh chóng nhận ra đối thủ tiềm tàng tiếp theo của mình: Baidu, hãng tìm kiếm online hàng đầu của Trung Quốc và được mệnh danh là Google của Trung Quốc.
Jack Ma cho rằng, với vị thế của mình, nếu Baidu có thể truy cập được kho dữ liệu của Alibaba và kết nối với khách hàng, người tiêu dùng sẽ sử dụng Baidu để tìm kiếm sản phẩm hơn là vào trang của Alibaba.
Alibaba quyết định chặn các kết quả tìm kiếm của Baidu đối với Taobao. Bước đi này của Alibaba được nhiều chuyên gia đánh giá là khá mạo hiểm, bởi phát triển một công cụ tìm kiếm tốt như Google hay Baidu không phải vấn đề công nghệ đơn giản.
Trong trường hợp người dùng không chịu thay đổi thói quen sử dụng Baidu để tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ mình muốn, chính các trang thương mại điện tử của Alibaba sẽ là bên chịu thiệt.
CEO Jack Ma đã từng tuyên bố muốn Alibaba dẫn đầu trong mảng công cụ tìm kiếm trực tuyến khi hàng này hợp tác với Yahoo vào năm 2005. Tuy vậy, hệ thống tìm kiếm trên mạng của Yahoo khá yếu thế trước ông lớn Baidu vốn đã thống trị thị trường Trung Quốc nhiều năm.
Trước thái độ đối đầu của Alibaba, bản thân Baidu cũng thành lập Youa vào năm 2008, một trang thương mại điện tử giống eBay để cạnh tranh với Taobao.
"Xì dách" cho Jack Ma
Động thái của Alibaba cũng tương tự như quyết định của Amazon cách đây 10 năm khi hãng này chặn Google trong các kết quả tìm kiếm. Người dùng muốn mua hàng tại Amazon phải vào trang của hãng chứ không thể tìm trên Google.
Rõ ràng, Alibaba hay Amazon đều muốn thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Họ muốn khách hàng mua sắm trên trang thương mại điện tử của hãng thay vì tìm kiếm trên những công cụ khác, như Baidu hay Google.
Chỉ có điều Amazon thất bại còn Alibaba thành công. Nguyên nhân đến từ cơ chế hoạt động của 2 mô hình này khác nhau.
Khi ra mắt vào năm 2003, Taobao đã thực hiện chính sách miễn phí giao dịch trên trang giữa người mua và bên bán. Thay vào đó, Taobao lấy nguồn thu chủ yếu từ quảng cáo cũng như phí dịch vụ đặt chỗ đẹp nếu người bán muốn trưng bày sản phẩm.
Taobao đã không đi theo lối mòn giống Amazon hay eBay khi thu phí giao dịch mà lại có xu hướng giống Google khi nguồn thu chính đến từ quảng cáo.
Do đó, để giữ được tăng trưởng trong khi vẫn duy trì chính sách “miễn phí” với Taobao, Alibaba cần chuyển hướng sang các dịch vụ tìm kiếm nhằm tăng doanh thu quảng cáo.
Hiện Taobao là trang thương mại điện tử thành công nhất của Alibaba và 85% doanh thu của trang lại chủ yếu đến từ quảng cáo.
Vào tháng 3/2011, Baidu đã buộc phải đóng cửa Youa trước sức cạnh tranh mạnh mẽ của Alibaba. "BlackJack" (21 điểm trong trò chơi Xì dách) cho Jack Ma.
Tuy nhiên, tham vọng của nhà sáng lập Alibaba không dừng lại ở đó.
Etao ra đời
Trước những thành công rực rỡ của mảng tìm kiếm trực tuyến, Alibaba quyết định tách rời mảng tìm kiếm của Taobao ra một công ty độc lập với tên gọi eTao vào tháng 6/2011.
Theo đó, khách hàng khi tìm kiếm trên eTao sẽ không chỉ có thể so sánh sản phẩm bán trên Taobao mà còn nhận được nhiều thông tin khác về mức giá chung, xu thế bán của dòng sản phẩm, thông tin chi tiết về sản phẩm, so sánh giá cả cũng như nhiều tiện ích khác.
Ngoài tìm kiếm các sản phẩm trên trang thương mại điện tử của Alibaba, người dùng cũng có thể tra được các sản phẩm của những website khác như Dangdang, Gap, Lining hay Joyo Amazon.
Tuy vậy, người dùng Trung Quốc hiện vẫn chủ yếu dùng eTao để tìm kiếm sản phẩm trên Taobao và Tmall của Alibaba. Baidu vẫn là công cụ tìm kiếm số 1 tại Trung Quốc. Nhưng để tìm hàng trên Alibaba, eTao là số 1.
Thị trường quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc được đánh giá là khá tiềm năng với tổng giá trị ước tính khoảng 311 tỷ USD vào năm 2015.
Dù Baidu là ông lớn trong mảng tìm kiếm và có doanh thu chính từ quảng cáo nhưng Alibaba và Taobao mới là hãng có doanh thu lớn nhất trong mảng quảng cáo trực tuyến khi chiếm tới 80% tổng doanh thu.
Với tiềm năng như vậy, cùng với cơ cấu hoạt động không lấy phí giao dịch trên Taobao mà có nguồn thu chủ yếu từ quảng cáo, rõ ràng Alibaba sẽ không dừng lại trong cuộc chiến với Baidu.
Tiến bước lên Shenma
Sau khi ra mắt eTao, Alibaba tiếp tục thách thức dịch vụ tìm kiếm số 1 Trung Quốc Baidu bằng việc cho ra mắt ứng dụng tìm kiếm Shenma trên điện thoại di động.
Thông thường, những người sử dụng smartphone tại Trung Quốc không thích dùng các phiên bản tìm kiếm trực tuyến cho máy tính cá nhân và đây trở thành một cơ hội lớn với các công ty công nghệ.
Dù Baidu là ông lớn trong mảng tìm kiếm nhưng phân khúc smartphone lại là lĩnh vực kinh doanh mới và tất cả các công ty đều có xuất phát điểm tương đương nhau. Lợi thế của Baidu chỉ cho hãng một ưu thế rất nhỏ so với các tập đoàn thương mại điện tử khác như Alibaba hay Tencent.
Vào tháng 6/2014, Shenma của Alibaba chỉ chiếm 9,73% thị phần tìm kiếm trực tuyến di động nhưng con số này đã tăng lên 20-25% vào tháng 1/2015. Trong khi đó, thị phần của Baidu lại giảm từ 80% xuống 60% cùng kỳ.
Theo ước tính của nhiều chuyên gia, hơn 500 triệu người Trung Quốc đang sử dụng Internet và phần lớn trong số đó sử dụng smartphone để online.
Theo Hoàng Nam/CafeBiz/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời