Nếu Samsung xử lý "sạch sẽ" 4,3 triệu chiếc Note7, đó sẽ là tấm gương cho mọi công ty học tập
Vì đây là con số cực kỳ khổng lồ ảnh hưởng đến môi trường.
Không phải ngày nào chúng ta cũng thấy một công ty phải xử lý đến hơn 4,2 triệu chiếc điện thoại. Nhưng ngày đó đã đến với Samsung, khi công ty buộc phải tiến hành thu hồi trên toàn cầu đối với sản phẩm Galaxy Note7, sau hàng loạt các vụ cháy nổ pin.
Tổng số lượng thiết bị thu hồi đủ để lấp đầy 28 chiếc containers lớn, gây ra một vấn đề nghiêm trọng với một lượng rác thải khổng lồ. Nhưng các nhóm môi trường cũng xem việc tiêu hủy như một cơ hội hiếm có để thay đổi suy nghĩ của thế giới về cách giải quyết hàng tỷ chiếc smartphone trên thị trường như thế nào.
Trong tuyên bố của mình, tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) cho rằng: “Samsung đang có một cơ hội để tạo nên một tấm gương cho ngành công nghiệp này.” Tổ chức môi trường này kêu gọi công ty hãy “suy nghĩ lại hoàn toàn cách họ thiết kế và sản xuất các sản phẩm của mình,” và hy vọng công ty không lặp lại hành động của mình như vào năm 1995, khi đem thiêu hủy khoảng 150.000 chiếc điện thoại bị lỗi thuộc dòng sản phẩm Anycall.
Cho đến nay Samsung không tiết lộ kế hoạch xử lý những chiếc điện thoại bị thu hồi như thế nào, ngoại trừ việc cho biết, sẽ không có thiết bị thu hồi nào được sửa chữa, tái chế hay đem bán lại. khi trả lời trang Motherboard thuộc Vice Media, Samsung chỉ cho biết: “Chúng tôi có quy trình để xử lý an toàn những chiếc điện thoại này,” nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào.
Theo một phân tích của các nhà nghiên cứu tại hãng Oeko Institut của Đức, tổng cộng, những chiếc smartphone Galaxy Note7 thu hồi này chứa khoảng 20 tấn cobalt, hơn một tấn Tungsten, một tấn bạc, 100 kg vàng và khoảng từ 20 đến 60 kg palladium. Không chỉ vậy, để sản xuất ra lượng vật liệu tinh chế này, sẽ cần phải chế biến hàng trăm triệu tấn quặng thô và tạo ra một lượng chất thải khổng lồ với các hóa chất độc hại như thủy ngân và asen.
Nhờ vào hàm lượng tương đối cao của các kim loại quý bên trong nó, những chiếc smartphone được xem là một trong những sản phẩm sinh lợi nhất khi tái chế (theo báo cáo của Greenpeace, trị giá của chúng hơn 1 tỷ USD mỗi năm).
Nhưng trước tiên, những chiếc điện thoại phải được thu thập, tháo gỡ và sắp xếp một cách hiệu quả, để tái sử dụng trong sản xuất. Thông thường, chỉ có khoảng một chục trong số 50 nguyên tố của smartphone đang được thường xuyên thu hồi qua các chương trình tái chế. Phần lớn các loại vật liệu sẽ bị mất hoàn toàn.
Đợt thu hồi của Samsung có thể tạo ra những bước tiến cần thiết cho việc cải thiện quy trình tái chế. Theo ông Alex King, giám đốc của Viện vật liệu tại Ames Labotary thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, kể từ khi những chiếc điện thoại bị thải hồi được gửi qua thư hoặc các trung tâm giao nhận hàng, vẫn chưa có một hệ thống chi phí thấp, tập trung, để phục hồi chúng.
Đợt thu hồi này của Samsung sẽ là lần đầu tiên một công ty phải xử lý cả một dòng điện thoại với số lượng lớn đến vậy trong cùng một lúc, và họ đang nỗ lực để vượt qua các rào cản này.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?