TTO - Ngày 15-8, Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos lần đầu công bố mô hình trạm vũ trụ do nước này xây dựng tại Diễn đàn công nghệ - quân sự Army-2022, thể hiện việc Matxcơva nghiêm túc với ý định rời khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
- Tất tần tật những gì bạn cần biết về đa vũ trụ của MCU
- Khi Nga rời khỏi, Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ ra sao? Chuyên gia của NASA lên tiếng bất ngờ
- Marvel Studios đã chuẩn bị cho cuộc chiến đa vũ trụ khốc liệt nhất của MCU như thế nào?
- Tiếng Anh không được sử dụng trên trạm vũ trụ mới của Trung Quốc, các nhà khoa học quốc tế có gặp khó khăn?
- Những điều thú vị về trạm vũ trụ quốc tế đắt tiền nhất trong lịch sử nhân loại
Truyền thông Nga đặt biệt danh cho trạm vũ trụ của Nga là "Ross".
Roscosmos cho biết trạm vũ trụ của họ sẽ được triển khai theo hai giai đoạn, song không công bố ngày tháng cụ thể, theo Hãng tin Reuters.
Trong giai đoạn 1, trạm vũ trụ gồm 4 môđun sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Giai đoạn 2 sẽ có thêm 2 môđun và một nền tảng dịch vụ. Sau khi hoàn thành, trạm vũ trụ này sẽ có đủ không gian cho 4 nhà du hành vũ trụ và các trang thiết bị khoa học.
Theo Roscosmos, trạm vũ trụ sẽ cung cấp một góc nhìn rộng hơn cho các phi hành gia Nga trong việc quan sát Trái đất, so với góc nhìn hiện nay của họ. Cơ quan Vũ trụ Nga vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các bộ phận của "Ross".
Trong khi đó, truyền thông Nga đưa tin việc triển khai giai đoạn 1 của trạm vũ trụ được lên kế hoạch vào năm 2025-2026 và không muộn hơn năm 2030. Việc triển khai giai đoạn 2 và giai đoạn cuối được trù tính vào năm 2030-2035.
Sau khi hoàn tất các giai đoạn, trạm vũ trụ của Nga sẽ không có sự hiện diện thường xuyên của các nhà du hành vũ trụ, song sẽ tiếp đón họ lên làm nhiệm vụ mỗi hai lần trong một năm.
Ông Dmitry Rogozin, người từng lãnh đạo Roscosmos, cho biết trạm vũ trụ mới có thể bao gồm mục đích quân sự nếu cần thiết.
Ông Yuri Borisov, người đứng đầu hiện nay của Roscosmos, cho biết Nga sẽ rời khỏi ISS sau năm 2024 và hiện đang làm việc để phát triển trạm quỹ đạo của chính mình.
ISS được phóng vào không gian vào năm 1998 nhờ sự hợp tác của các cơ quan vũ trụ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và châu Âu. Trạm được chia thành các khu vực của Nga và Mỹ, trong đó khu vực của Mỹ sau này do Washington và những nước khác tham gia dự án điều hành.
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) muốn giữ ISS hoạt động cho đến năm 2030. NASA cho biết họ vẫn chưa nhận được xác nhận chính thức về kế hoạch rút khỏi ISS của Nga, và trước đó hiểu rằng Matxcơva sẽ tiếp tục có mặt trên trạm vũ trụ này cho đến năm 2028.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"