Có lẽ đây là một trong những bước lỡ chân đáng tiếc nhất trong lịch sử đầu tư và phát triển của NASA.
NASA hiện đang ở trong một tình thế vô cùng khó xử đối với Nga, liên quan đến những vấn đề tài chính.
Cụ thể, khi cơ quan hàng không vũ trụ này đưa ra quyết định dừng chương trình phóng vệ tinh của mình vào năm 2011, chính họ cũng đang đổ tiền vào những dự án thương mại của SpaceX và Boeing về mặt thiết kế, xây dựng, chế tạo và thử nghiệm hệ thống, với mục đích tiếp tục đưa những phi hành gia của mình lên thực hiện các nhiệm vụ cao cả vào năm 2015.
Thế nhưng toàn bộ dự định đó sẽ bị trì hoãn lên đến 3 năm, theo như một công bố chính thức tạm hoãn đầu tư trong khâu kiểm toán do Bộ phận Thanh tra của NASA (OIG) chỉ đạo vào ngày 1/9/2016.
Do đó, NASA chỉ còn một lựa chọn duy nhất nếu muốn thực hiện sứ mệnh đã đặt ra của mình: nhờ cậy vào phi thuyền Soyuz của Nga để di chuyển tới Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Có vẻ như phía Nga sẽ được hưởng rất nhiều lợi thế nếu như bắt tay vào hợp tác trong quá trình này. Được biết, Roscosmos - cơ quan hàng không vũ trụ của Nga - từng “móc ví” NASA đến 21,8 triệu USD cho mỗi ghế ngồi lên phi thuyền vào năm 2008.
Tuy nhiên, bất ngờ là tới năm 2018, họ dự định sẽ nâng mức giá đó lên 81 triệu USD - mức tỷ lệ tăng 372% chỉ trong 10 năm:
Bản báo cáo mới nhất của NASA OIG tình cờ được đưa ra vào đúng buổi sáng ngày chiếc tên lửa không người lái Falcon 9 của SpaceX bị phát nổ trong một cuộc thử nghiệm định kỳ (không có thiệt hại về người, nhưng vệ tinh đầu tiên của Facebook đã bị phá hủy hoàn toàn). Được biết, văn bản này cũng lấy cơ sở từ một thống kê số liệu được đăng tải bởi chính họ vào tháng 11 năm 2013.
Tài liệu kiểm toán sổ sách trên đồng nghĩa với việc NASA sẽ phải trả giá đắt, bởi cả nghĩa đen và nghĩa bóng, khi bắt tay với Roscosmos.
"Giá như mà NASA hoàn thành mọi kế hoạch đúng như dự định đã đặt ra tính đến năm 2015, họ đã có thể tránh được hậu quả mất cho phía Nga số tiền đến gần 1 tỉ USD khi nhờ đến Soyuz vào năm 2017 và 2018, hoặc thậm chí còn có thể hơn nếu như số người theo dự tính vượt quá khả năng trong một lần di chuyển," OIG nhận định.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra mối liên hệ giữa chi phí cho một ghế ngồi và số thành viên tham gia của NASA (khoảng 6 người/năm), từ đó tính toán tổng số tiền mà NASA phải bỏ ra cho Nga. Nhìn chung, sau 12 năm, con số đó đã đạt đến ngưỡng khổng lồ: 3,36 tỉ USD.
Cứ cho rằng ngân quỹ của NASA vào khoảng 18,5 tỉ USD được dành cho 1 năm hoạt động, như vậy năm 2018 sẽ có thể là năm Nga "hút máu" NASA với 3% tổng ngân sách:
Tháng 5 năm 2016, một nhân viên NASA đã có đôi lời phát biểu, dự đoán chi phí cho mỗi ghế ngồi của phi thuyền Dragon (SpaceX) và CST-100 Starliner (Boeing) là 58 triệu USD. Do đó, chính OIG cũng đã nhấn mạnh rằng bất kỳ một sự cố nào diễn ra trong quá trình tiến hành kế hoạch của NASA - vốn được cho là mang lại lợi nhuận đến Boeing và SpaceX là 4,2 tỉ và 2,6 tỉ USD tương ứng - sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng về mặt kinh tế.
"Chính vì những trì hoãn trong nhiệm vụ được đặt ra của mình, NASA đã gia hạn thêm bản hợp đồng với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga về việc giúp đưa người của mình lên vào năm 2018 với mức giá trả thêm là 490 triệu USD. Nếu còn xuất hiện thêm những việc bất trắc nào khác nữa, việc cắn răng chịu đựng bỏ thêm tiền để có thể hoàn thành nhiệm vụ là điều tất yếu xảy đến với NASA."
Một văn bản phản hồi đối với những gì được viết trong bản báo cáo của OIG, đặt bút bởi William Gerstenmaier - một trong những quản lý cấp cao của NASA - đã đồng tình với hầu hết nhận xét của họ. Dù sao thì ông cũng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất lượng của các phi thuyền trong tương lai.
Mô hình tàu thám hiểm của phi thuyền Dragon
"Nếu chỉ tập trung vào việc gấp rút hoàn thành đúng thời hạn được đề ra, rất có thể nhiều khía cạnh quan trọng khác sẽ bị xem nhẹ," trích lời Gerstenmaier. "Không thể quá cực đoan về một yếu tố như vậy được."
Business Insider cũng đã liên hệ với Boeing và SpaceX để trao đổi về bản thông báo của OIG. Hiện SpaceX chưa có bất cứ phản hồi gì, nhưng may mắn là Boeing đã cung cấp thêm một số quan điểm như sau:
"Chúng tôi vẫn đang cố gắng hoàn thiện mọi mục tiêu đề ra cũng như mở rộng khả năng đưa con người lên vũ trụ trong lần phóng đầu tiên vào năm 2017. Tất nhiên, các sự cố bất ngờ là điều không thể nào đoán trước được, do đó chúng tôi đang hợp tác với NASA để chuẩn bị những phương án dự phòng hiệu quả nhất. Mối quan hệ giữa Boeing và NASA kể từ năm 2010 vẫn rất tốt đẹp và vẫn đang tiến triển không ngừng."
Về phần SpaceX, Business Insider có gửi thắc mắc về việc liệu tai nạn của Falcon 9 vào 1/9 vừa rồi có ảnh hưởng gì đến lịch trình và kế hoạch trong tương lai của công ty hay không, nhưng có vẻ như họ vẫn khá kín tiếng và chưa được cởi mở như Boeing.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4