Nhưng tại sao chúng lại làm vậy, không phải mọi thứ càng nhanh càng tốt sao?
Không thể phủ nhận, công nghệ đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt: phần cứng ngày một mạnh mẽ để giải được những bài toán khó khăn hơn, thực hiện mọi tác vụ một cách nhanh chóng hơn; phần mềm cũng từng ngày được tối ưu hóa để ngày càng nhanh và ít xảy ra lỗi. Đã qua rồi thời mọi thứ đều được thực hiện một cách chậm chạp, khiến người dùng phải bực mình.
Nhưng liệu bạn có tin rằng các nhà phát triển ứng dụng đang cố tình làm chậm sản phẩm của mình hay không? Tại sao họ lại làm vậy, không phải mọi thứ được thực hiện càng nhanh càng tốt hay sao?
Tại sao các nhà phát triển cố tình làm ứng dụng chậm lại? - Cheddar
Khi tìm hiểu về TurboTax - một ứng dụng trợ giúp người dùng tính toàn, kê khai thuế, các nhà phân tích thấy rằng mỗi khi người dùng nhập số liệu thì ứng dụng sẽ hiện ra một màn hình chờ để biểu thị máy chủ đang tính toán. Tuy vậy dù người dùng có nhập số liệu như thế nào đi chăng nữa, thì màn hình chờ này cũng giống hệt nhau, thực chất chỉ là một màn hình 'chết', hiển thị hình họa chứ không biểu thị bất cứ thứ gì hết.
Facebook cũng đã làm điều tương tự với ứng dụng bảo mật tài khoản của mình, bắt người dùng phải chờ 1 vài giây trước khi thực hiện xong các yêu cầu của họ. Máy chủ của Facebook quả thực rất mạnh mẽ, những yêu cầu của người dùng chỉ được tính bằng mili-giây nhưng tại sao họ lại bắt người dùng phải chờ lâu hơn thế?
Câu trả lời có vẻ rất vô lý, nhưng lại...hợp lý vô cùng: con người đều không muốn phải đợi quá lâu, nhưng cũng không hề muốn tất cả mọi thứ phải thực hiện quá nhanh chóng! Hãy lấy một ví dụ đơn giản: khi bạn đi vào một cửa hàng cao cấp và gọi đĩa thức ăn đắt tiền, bạn mong rằng đĩa thức ăn đó sẽ được chuẩn bị, chế biến một cách công phu để có chất lượng tuyệt hảo nhất.
Nhưng nếu chỉ sau 30 giây bạn gọi mà người bồi bàn đã đem ra đĩa thức ăn, bạn sẽ ngay lập tức hoài nghi về chất lượng của nó. Liệu rằng những món ăn này đã được làm từ trước, và khi bạn gọi thì họ chỉ hâm nóng bằng lò vi sóng rồi đem ra ngay chứ không phải chế biến từ đầu?
Con người liên kết sự chờ đợi với chất lượng, với những thứ 'đáng để chờ'. Ngược lại, những điều được thực hiện quá nhanh và dễ dàng thì sẽ bị người dùng cho là rẻ tiền, không đáng để sử dụng và cũng không đáng tin cậy. Rất nhiều ứng dụng có thể thực hiện yêu cầu của người dùng trong tích tắc, song bắt ta phải chờ một chút để ta thấy kết quả mà ứng dụng đó đưa ra là có giá trị, đáng tin cậy, đáng sử dụng.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là "Labor Illusion" dịch thô là "Ảo giác lao động" - gia tăng thời gian làm việc của ứng dụng (hay cũng là thời gian chờ đợi của người dùng) để khiến nó 'có giá trị' hơn trong mắt người dùng. Câu hỏi được đặt ra là liệu chiêu trò này có đem lại lợi ích cho người dùng hay không? Đối với người dùng thì họ cũng sẽ có trải nghiệm tốt hơn, ngược lại họ sẽ tốn thời gian quý giá có thể sử dụng làm việc khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Khoa học hay tâm linh: Lời giải thích nào cho những ký ức song song của người hiến tặng và người nhận tạng ghép?
Người nhận được nội tạng hiến tặng thường cảm thấy họ có trách nhiệm duy trì ký ức hoặc sở thích cũ của người hiến tạng, như một cách để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn tới người đã hi sinh mạng sống cho mình.
Intel Lunar Lake khiến fan Windows nở mày nở mặt vì thời lượng pin vượt cả MacBook