Ngạc nhiên chưa? Phụ kiện camera 2bit của Game Boy chụp ảnh thiên văn cực rõ nét, nhìn thấy cả hố lớn trên bề mặt Mặt Trăng
Với cảm biến CMOS 2-bit cùng độ phân giải chỉ 128 x 112 pixel thì kết quả mà nó đem lại quả là tuyệt vời.
Bỏ ra tận 8 triệu USD để mua kính thiên văn làm gì trong khi bạn có thể dùng camera của Game Boy để chụp ảnh thiên văn cực kỳ độc đáo? Và đó là điều mà nhiếp ảnh gia Alex Pietrow đã làm! Anh đã dùng Game Boy Camera để ghi lại hình ảnh của Mặt Trăng, và tấm hình rõ nét đến mức có thể nhìn thấy những hố lớn ở trên bề mặt của vệ tinh này.
Game Boy Camera ra mắt lần đầu tiên vào năm 1998 và là mẫu camera đơn sắc. Máy chỉ có bộ cảm biến CMOS 2-bit với độ phân giải chỉ khoảng 128 x 112 pixel. Vào thời điểm Game Boy ra mắt, đây là một trong những máy ảnh số nhỏ nhất và giá cũng mềm nhất khi bạn chỉ phải trả 50 USD để sở hữu nó.
Pietrow cho biết: "Tôi từng tự hỏi, liệu có thể chụp ảnh thiên văn bằng chiếc máy ảnh này không. Tôi cũng tra cứu trên Internet và rất ngạc nhiên khi chưa có ai từng thử thử chụp bằng chiếc camera này”.
Pietrow quyết định gắn chiếc máy ảnh cổ này với kính viễn vọng Fraunhofer tại Đài quan sát thuộc Đại học Leiden (đài thiên văn được xây dựng từ năm 1838). Kết quả thu được là những tấm ảnh Mặt Trăng 2-bit cực kỳ độc đáo này đây.
Ảnh chụp bề mặt của Mặt Trăng
Không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh Mặt Trăng – thứ mà một chiếc smartphone cũng chụp đẹp được nếu dùng đúng loại lens, Pietrow quyết định dùng bộ gear của mình để chụp Sao Mộc. Và thật bất ngờ thay, nó không chỉ chụp được hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, mà còn cả 4 vệ tinh Galileo.
Sao Mộc và 4 vệ tinh Galileo
Pietrow nói rằng anh đang lên kế hoạch dùng Game Boy Camera để chụp ảnh cả Sao Thổ, và thậm chí là cả Mặt Trời. Hiện tại, anh đang học tại Đại học Leiden ở Hà Lan và sau này sẽ chuyển đến Stockholm, Thuỵ Điển để hoàn thành luận án Tiến Sỹ của mình, cũng như hy vọng sẽ tiếp tục được thực hiện môn "Nghệ thuật Chụp ảnh Thiên văn 2-bit" này.
Theo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI