Ngắm công trình chế tác “Siêu cá mập” khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng vì độ khủng của nó

    Thiên Long,  

    Chúng ta đều đã được xem các bộ phim về siêu cá mập (megalodon) trên phim ảnh và thấy loài cá mập này có kích thước siêu khủng. Nhưng khi được chế tác lại thành mô hình ngoài đời thực, chúng ta mới thấy hết kích thước khổng lồ của nó.

    Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Mỹ đang là nơi trưng bày công trình điêu khắc một con siêu cá mập (megalodon), một loài sinh vật khổng lồ từng tồn tại trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Nó được coi là quái thủ cổ đại và là bá chủ đại dương.

    Ngắm công trình chế tác “Siêu cá mập” khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng vì độ khủng của nó - Ảnh 1.

    Nghệ sỹ Gary Staab là người đang phục dựng lại hình ảnh ấn tượng của loài thủy quái này trong bảo tàng nước Mỹ. Con quái vật cao tới gần 5 mét và phần thân thì dài khủng khiếp. Phần đuôi của nó cũng được treo lên trên cao trông khá lạ mắt.

    Siêu cá mập dường như là chủ nhân của đại dương trong thời kỳ cổ đại. Nó có thể dài tới 18 mét và miệng rộng tới gần 3 mét. Lực cắn siêu mạnh và hàm răng sắc nhọn của nó đủ sức để giết chết bất cứ loài sinh vật nào.

    Hans Sues, chủ tịch hội cổ sinh vật học của bảo tàng cho biết, đã có nhiều bằng chứng cho thấy, siêu cá mập có thể đã sống từ 23 triệu đến 3,6 triệu năm trước. Nó có liên quan chặt chẽ đến loài cá mập mako hơn là cá mập trắng ngày nay.

    Các nhà sinh vật học đã từng tìm thấy răng của loài cá mập này ở đáy biển và các vách đá dọc theo Vịnh Chesapeake, Virginia, Mỹ.

    Ngắm công trình chế tác “Siêu cá mập” khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng vì độ khủng của nó - Ảnh 2.

    Giống như cá mập cổ đại, xương của loài siêu cá mập cũng được làm từ sụn và chúng có thể phân hủy dần theo thời gian, đặc biệt trong môi trường nước biển. Do đó để tạo hình răng và xương cho mô hình siêu cá mập, Staab đã phải áp dụng công thức ngoại suy từ chiều dài răng và hình dạng cơ thể của các loài cá mập ngày nay.

    Để tạo nên mô hình siêu cá mập này, Staab đã sử dụng chất liệu đất sét, mảnh xốp và các tấm sợi thủy tinh. Những vật liệu này dùng để chế tạo phần thân, xương sườn cho con cá. Bên ngoài mô hình cũng được phủ một lớp sơn epoxy để bảo quản.

    Tất nhiên công đoạn lắp ráp và vận chuyển mô hình này không hề đơn giản. Nó đã từng bị hỏng khi vận chuyển từ studio của Staab ở Kearney, Missouri tới Washington D.C.

    Tham khảo Smithsonianmag

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ