Giả thuyết mới: chính vụ nổ siêu tân tinh của 2,6 tỷ năm trước đã giết chết loài cá mập khổng lồ Megalodon
Siêu sao điện ảnh Jason Statham không đóng góp công sức gì trong vụ diệt chủng Megalodon.
- Xác nhận loài cá mập đầu tiên trong lịch sử biết... ăn chay mà vẫn sống khỏe mạnh
- [Video] Cá mập trắng vọt lên khỏi mặt nước, định đớp nhà nghiên cứu đang đứng trên thuyền
- Đây là con cá mập với đầu rắn và 300 chiếc răng sắc nhọn mà bạn chỉ có thể gặp trong ác mộng
- MIT vừa chế tạo một con rô bốt cá mập y như thật
- Mỹ: Trời lạnh khiến cá mập chết cóng nhưng cá sấu đóng băng gần hết cơ thể vẫn sống khỏe re
Chúng ta đã quá quen thuộc với giả thuyết thiên thạch rơi xuống Trái Đất, xóa sổ hoàn toàn loài khủng long. Thế còn việc một ngôi sao khổng lồ nổ tung, tạo hiệu ứng tiêu diệt toàn bộ loài cá mập khổng lồ Megalodon thì sao? Bạn nhớ chứ, cái loài cá mập khổng lồ đã đánh nhau "vây bo" với anh Jason Statham ấy.
Trong giả thuyết mới được đăng tải trên Astrobiology, các nhà khoa học kết nối các dữ kiện từ 2,6 triệu năm trước lại: một vụ nổ siêu tân tinh xuất hiện cũng là lúc nhiều loài thủy sinh khổng lồ sống tại Trái Đất bị diệt vong, trong số đó có cả loài Megalodon với chiều dài có thể lên tới 18 mét.
Được dẫn dắt bởi Adrian Melott, giáo sư ngành vật lý và thiên văn học tại Đại học Kansas, nghiên cứu mới dựa trên bằng chứng một hoặc một chuỗi vụ nổ siêu tân tinh xuất hiện, ở vị trí xa Trái Đất của hàng triệu năm trước khoảng 160 năm ánh sáng. Trái Đất nằm đủ xa để không bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của vụ nổ, nhưng những gì nó phóng ra đã có thể ảnh hưởng tới khí quyển Trái Đất, thậm chí là những sinh vật sống trong nó.
"Tất cả các vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong vài ngàn năm gần đây đều nằm ở rất xa, vậy nên hiệu ứng của chúng là quá nhỏ so với vụ nổ đang được nghiên cứu", giáo sư Melott nói với Motherboard.
Họ có dữ liệu về vụ nổ này là nhờ những dấu vết còn vương lại dưới đáy đại dương, dưới dạng các chất đồng vị sắt-60. Các mẫu trầm tích thu về cho thấy dấu hiệu phóng xạ có liên quan chặt chẽ với những vụ nổ siêu tân tinh, một vụ xảy ra cách đây 2,6 triệu năm và một vụ cách chỉ 8 triệu năm. Các nhà khoa học cho rằng đó là những bằng chứng hậu thuẫn cho việc Trái Đất bị "dội bom" bởi phóng xạ tới từ Vũ trụ.
Vụ nổ siêu tân tinh cách đây 2,6 triệu năm xuất hiện vào cuối Thế Pliocene – Thế Thượng tân, cũng là thời điểm 1/3 số sinh vật biển khổng lồ bị tuyệt chủng.
Giáo sư Melott và các cộng sự nói rằng yếu tố chính gây nên sự diệt chủng là các hạt muon, hạt sinh ra khi bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển hành tinh. Hạt muon có ở khắp nơi, đang bay xuyên cơ thể bạn chính tại thời điểm này, và đa số sự sống trên Trái Đất có thể hứng chịu một lượng nhỏ các hạt muon có trong khí quyển.
Thế nhưng, khi vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ xưa kia bắn bức xạ về Trái Đất, toàn bộ tầng khí quyển của ta bị ion hóa. Hạt muon rơi xuống bề mặt như mưa rào mùa hạ, rất có thể đã gây ra đột biến và ung thư trên diện rộng. Loài động vật biển khổng lồ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn các loài khác.
"Thông thường, dưới mặt biển vài mét thôi, nước có thể chắn bức xạ nhưng không chắn được hạt muon", giáo sư Melott nói. "Sinh vật vốn không tiếp xúc với bức xạ bao giờ, nay lại chịu đựng một lượng lớn các hạt bắn vào cơ thể. Mà vốn dĩ chúng đã không có sức đề kháng bức xạ tốt như các loài động vật trên cạn, vốn tiếp xúc nhiều với ánh Mặt Trời".
Còn một yếu tố nữa: việc đảo cực từ của Trái Đất, cũng xảy ra vào 2,6 triệu năm trước cũng khiến những sinh vật khổng lồ dưới biển bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hạt muon.
"Thông thường, các tia vũ trụ với lượng năng lượng thấp sẽ bị từ trường đán tan, khiến chúng tôi nhiều về hai cực. Nhưng khi trục từ trường bị đảo ngược, tất cả mọi điểm trên Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng", giáo sư Melott giải thích.
Đã từ lâu, vị giáo sư luôn tin rằng những vụ nổ siêu tân tinh sẽ ảnh hưởng nhiều tới khí hậu và thời tiết Trái Đất, dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả tổ tiên loài người. Thế nhưng, ông nói thêm rằng cần rất nhiều nghiên cứu nữa để xác định chính xác vai trò của các vụ nổ vũ trụ tới hành tinh xanh của chúng ta.
Trái Đất của 2,6 triệu năm trước nhiều biến động vô kể: một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra ở khoảng cách gần, trục từ trường đảo chiều, sinh vật biển diệt vong hàng loạt, khí hậu toàn cầu trở nên lạnh hơn và cùng lúc đó, loài người tiến hóa, những dấu hiệu đầu tiên về trí thông minh đã hình thành.
Trí thông minh đó là để 2,6 triệu năm sau, ta luận ra giả thuyết rằng con quái vật khổng lồ dưới nước, loài cá mập Megalodon chỉ bị tuyệt chủng khi có sự giúp sức của vụ nổ từ một ngôi sao.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4