Ngành hàng không tạo ra bao nhiêu khí thải CO2?
Ngành hàng không chiếm 2,5% lượng khí thải CO2 toàn cầu, đồng thời là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
- Không có bóng dáng của Boeing, phi cơ Made in China chiếm vị trí trung tâm tại Triển lãm hàng không Singapore cùng Airbus
- "Chơi trội" như hãng hàng không này: Cung cấp miễn phí Vision Pro cho hành khách trên chuyến bay
- Chatbot "trí trá" chính sách giá, hãng hàng không phải bồi thường hàng trăm USD cho khách hàng
- Phát nổ ở độ cao 7.000 mét, 9 người bị hút ra ngoài, máy bay lập tức hạ cánh khẩn cấp: Câu chuyện buồn của ngành hàng không thế giới
- App ngân hàng báo đang bảo trì, vào lại được thì tài khoản chỉ còn 5.000 đồng, ngân hàng không chịu trách nhiệm, trò lừa đảo không lấy lại được tiền
Đi máy bay là một trong những hoạt động phát sinh khí CO2 nhất hiện nay, nó chiếm đến 2,5% lượng khí thải carbon trên thế giới. Nhu cầu của thị trường kết hợp với những cải tiến về mặt công nghệ càng thúc đẩy ngành hàng không dân dụng, kéo theo đó lượng khí thải hàng không tăng mạnh trong hơn 50 năm qua.
Tổng lượng khí thải CO2 thường được tính toán thông qua các dữ liệu như có bao nhiêu người, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu quả sử dụng năng lượng và mức thải CO2 của năng lượng.
Ngành hàng không thải ra 1 tỷ tấn CO2
Hiệu quả đã được cải thiện, nhưng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng dẫn đến lượng khí thải cao hơn. Để tính toán lượng khí thải carbon từ hàng không cần ba số liệu:
Một là, nhu cầu hàng không, bao nhiêu km hành khách và hàng hóa.
Hai là, hiệu quả năng lượng, bao nhiêu năng lượng được sử dụng trên mỗi km.
Ba là, cường độ carbon: Loại nhiên liệu nào đang được sử dụng, cho chúng ta biết lượng carbon thải ra trên một đơn vị năng lượng.
Nhân các số liệu này với nhau và chúng ta thu được lượng khí thải CO2.
Từ năm 1990 đến năm 2019, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách hàng không đã tăng gần gấp bốn lần. Tính đến năm 2019, số hành khách của ngành hàng không di chuyển hơn 8 nghìn tỷ km, tương đương với một năm ánh sáng.
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, năng lượng tiêu hao cho một km bay từ năm 1990 là 2,9MJ đến nay đã giảm xuống còn 1,3 MJ. Tuy nhiên lượng CO 2 được thải ra trên một đơn vị - hoàn toàn không thay đổi. Điều này một phần đến từ nhiên liệu của máy bay hiện nay gần như không khác biệt với năm 1990, bao gồm cả nhiên liệu sinh học.
Nếu một km bay vào năm 1990 thải ra 357g CO2 thì đến năm 2019 con số này giảm xuống còn 157g. Thế nhưng nhu cầu vận tải hàng không lại tăng gấp 4 lần điều này đồng nghĩa với việc lượng khí thải đã tăng gấp đôi.
Có thể thấy rõ vấn đề này qua số liệu ngành hàng không toàn cầu thải ra khoảng 0,5 tỷ tấn CO2 vào năm 1990. Con số này vào năm 2019 khoảng 1 tỷ tấn.
Lượng khí thải của ngành hàng không tăng gấp 4 lần
Theo thống kê dữ liệu hàng không từ giữa năm 1960 cho đến nay, lượng khí thải của ngành này thải ra môi trường tăng gấp bốn lần. Từ năm 2019, ngành hàng không chiếm 2,5% lượng khí thải CO2 từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch được con người sử dụng, con số này trong năm 1990 chỉ khoảng 2% và tăng dần theo từng năm.
Ngoài ra ngành hàng không cũng chiếm khoảng 4% nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Cùng với việc thải ra CO2 từ việc đốt nhiên liệu, máy bay còn ảnh hưởng đến nồng độ các loại khí và chất ô nhiễm khác trong khí quyển. Chúng tạo ra sự gia tăng ngắn hạn nhưng lại làm giảm lượng ozone và khí mê-tan trong thời gian dài, đồng thời tăng lượng phát thải hơi nước, bồ hóng, khí lưu huỳnh. Trong khi một số tác động này dẫn đến sự nóng lên, những tác động khác lại gây ra hiệu ứng làm mát.
Mặc dù khí thải CO2 được chú ý nhiều nhất nhưng nó chỉ chiếm chưa đến một nửa nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, các yếu tố còn lại chiếm phần nhiều như vệt khói và hơi nước từ khí thải máy bay - chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này giải thích tại sao hàng không đóng góp 2,5% lượng khí thải CO2 hàng năm nhưng tác động của nó đối với sự nóng lên toàn cầu lại lớn hơn.
Tỷ lệ phát thải toàn cầu của ngành hàng không có thể sẽ tăng lên khi các lĩnh vực khác giảm mức phát thải khí CO2 trong tương lai. Có thực tế khác là hàng không là một trong những lĩnh vực khó giảm phát thải cacbon nhất. Điện có thể trở thành nguồn điện có hàm lượng carbon thấp thông qua việc triển khai năng lượng tái tạo và hạt nhân; vận tải đường bộ và sưởi ấm thông qua điện khí hóa. Ngay cả những ngành công nghiệp “khó giảm bớt” như xi măng và thép cũng đang nổi lên những lựa chọn thay thế.
Trong khi đó, ngành hàng không gần như không có sự lựa chọn nào khác. Nhu cầu toàn cầu có thể sẽ tăng trong những thập kỷ tới khi dân số ngày càng giàu hơn. Do đó, sự gia tăng lượng khí thải sẽ được xác định bằng việc liệu ngành hàng không có thể duy trì những cải thiện về hiệu quả sử dụng năng lượng và chuyển sang sử dụng nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hay không. Cho đến nay, lĩnh vực này hầu như không đạt được tiến bộ nào về mặt kỹ thuật.
Mặc dù các máy bay ngày càng ít tiêu thụ nhiên liệu hơn có thể làm giảm phần nào sự gia tăng lượng khí thải nhưng chúng không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Để làm được điều đó, ngành công nghiệp hàng không sẽ cần chuyển từ nhiên liệu máy bay sang điện khí hóa, nhiên liệu sinh học, hydro hoặc kết hợp. Cho đến khi thực hiện chuyển đổi này, ngành hàng không sẽ sớm dẫn đầu trong tỷ lệ phát thải toàn cầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời