Ngành học 'khát' nhân lực, là mũi nhọn kinh tế: Mức lương trung bình 15 – 20 triệu đồng/tháng, ai chăm chỉ thu nhập gấp 2, gấp 3 là chuyện thường
Đây là 1 trong những ngành học chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm.
Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây. Theo dự báo của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực ngành điện tử viễn thông giai đoạn 2022 - 2025 là khoảng 16.000 người/năm. Điều này cho thấy, ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông có tiềm năng và triển vọng phát triển rất lớn trong tương lai.
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành nghề này là một trong những nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời đại 4.0 hiện nay. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này được nhận định là có cơ hội làm việc với nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước như: FPT, Viettel, VNPT, MobiFone, VinSmart,... hay doanh nghiệp nước ngoài như: Samsung, LG, Nokia, Apple, Intel,...
Trong khi đó, đại diện Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel cũng từng chia sẻ, hơn 50% nhân lực kỹ sư của doanh nghiệp này là chuyên ngành Điện tử viễn thông. Mỗi năm doanh nghiệp tuyển khoảng 100 kỹ sư mới ra trường.
Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là gì? Học ở đâu?
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành cung cấp các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến về truyền dẫn, mạng kết nối và các thiết bị hiện đại trong các hệ thống truyền thông, nhằm xây dựng hệ thống liên lạc, trao đổi thông tin giữa người – người và người – máy được nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.
Tại Việt Nam, lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) đang phát triển một cách mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là một ngành năng động, với các ứng dụng liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay, một số trường Đại học tại Việt Nam cũng đã đưa thêm ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông vào chương trình giảng dạy, chẳng hạn như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Giao thông Vận tải,...
Đặc biệt, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại các trường Đại học luôn ở mức ổn định. Năm 2023, điểm chuẩn ngành học này tại Đại học Bách Khoa Hà Nội theo điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia là 26, 46 điểm và 66, 46 đối với hình thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy.
Năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng công bố điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là 25, 68 điểm. Bên cạnh đó, điểm chuẩn ngành này năm 2023 tại Đại học Giao thông Vận tải là 24, 26 điểm,...
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông rất phong phú và đa dạng. Bạn có thể tham khảo một trong những công việc sau đây:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm trên máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho những thiết bị thông minh như robot, điện thoại di động, xe ô tô,...
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại công ty sản xuất phần mềm thế giới di động, công ty điện tử viễn thông.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch hoặc kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.
Áp lực mà ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông mang lại tạo nên một mức thu nhập hấp dẫn của ngành nghề này trong thị trường lao động hiện nay. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương khởi điểm là 7 - 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể lên đến 50 triệu đồng/ tháng đối với những người có tay nghề cao và đảm nhận những công việc phức tạp hơn.
Ngoài ra, mức lương của ngành nghề này cũng phụ thuộc vào quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động. Những người có trình độ tiếng Anh tốt sẽ có cơ hội làm việc tại nước ngoài để nhận mức lương cao hơn.
Học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông cần có tố chất gì?
1. Phát triển khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
Người làm trong ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông cần có khả năng phát hiện, tổng quát hóa, phân tích và đánh giá vấn đề kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời, người theo ngành nghề này phải có kỹ năng lập luận và xử lý thông tin, phân tích định lượng để giải quyết các bài toán chuyên môn cũng như đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề chuyên môn.
2. Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Người làm ngành nghề này cần trang bị và rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm kiếm và thu thập thông tin, kỹ năng triển khai thí nghiệm và tham gia vào các khảo sát thực tế.
3. Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
Người làm ngành nghề này cần bảm bảo khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tiễn, đồng thời phải sử dụng được các định nghĩa, khái niệm cơ bản làm nền tảng. Ngoài ra, người làm việc trong ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông phải có khả năng hình thành các ý tưởng liên quan đến chuyên môn và quản lý tốt những dự án trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Trải nghiệm Tineco Floor One Stretch S6: Lau hút khô ướt là chuyện thường, tự giặt, tự sấy bằng khí nóng, khớp gập 180 độ linh hoạt