Thiết bị "Khuếch đại sóng vi ba bằng phát xạ kích thích " được cấp bằng sáng chế, Exxon Valdez là thảm họa tràn dầu lớn nhất trong lịch sử, phát minh ra đường ray xe lửa đầu tiên trên thế giới.
Ngày 24 tháng 3 năm 1959: Cấp bằng sáng chế cho thiết bị Maser
Maser là tên viết tắt của cụm từ Microwave Amplification by Stimulation Emission of Radiation và có nghĩa là "Khuếch đại sóng vi ba bằng phát xạ kích thích ". Maser và laser có cơ chế hoạt động giống nhau, chỉ khác là maser hoạt động với tần số photon ở vùng vi sóng còn laser hoạt động trong phổ cực tím , ánh sáng hay hồng ngoại . Do đó các tia Maser tập trung hơn và có năng lượng cao hơn laser gấp nhiều lần.
Charles Townes bên cạnh cỗ máy Maser do ông phát minh.
Năm 1954 , Charles Townes cùng đồng nghiệp tại trường Đại học Columbia ở Thành phố New York , là tiến sĩ Basov cùng tiến sĩ Prochorov đã công bố phát hiện của mình đối với thiết bị có khả năng tạo ra tia Maser. Năm 1959, bằng sáng chế được cấp cho phát minh của họ. Sau này maser được ứng dụng nhiều trong quân sự và y học.
Ngày 24 tháng 3 năm 1989: Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez
Năm 1989, tại bang Alaska xảy ra vụ tràn dầu Exxon Valdez làm chấn động cả nước Mỹ. Exxon Valdez là một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ. Ngày 24-3-1989, trên đường chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California, tàu Exxon Valdez va chạm đá ngầm và làm tràn dầu ra ngoài, gây thảm họa môi trường được xem là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử.
Vụ tràn dầu Exxon Valdez năm 1989 là một trong những thảm họa lớn nhất lịch sử.
Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Năm 1994, tòa án Anchorage ra phán quyết phạt tiền và buộc Exxon bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân bị ảnh hưởng tràn dầu 5 tỉ USD.
Ngày 24 tháng 3 năm 1882: Phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao
Năm 1882, nhà sinh học người Đức Robert Koch tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao, đó chính là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Ông cũng được trao giải Nobel y học năm 1905 với phát hiện mang tính cách mạng này. Ông cũng là người tìm ra các loại vi khuẩn gây ra bệnh than (1877) và vi khuẩn gây ra bệnh tả (1883). Ông cũng là người đã đặt ra nguyên tắc Koch để xác định một loại vi khuẩn nhất định có phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh nào đó hay không.
Ngày 24 tháng 3 năm 1802: Phát minh ra đường ray xe lửa
Thiết kế đường ray và đầu máy xe lửa của Richard Trevithick.
Vào ngày nay năm 1802, Richard Trevithick đã được cấp bằng sáng chế với phát minh đường ray xe lửa đầu tiên trên thế giới. Ông cùng với người anh em họ của mình là Andrew Vivian đã tiến hành thử nghiệm đường ray này với một đầu máy xe lửa do chính ông tự chế tạo. Đầu máy xe lửa của Trevithick chạy trên đường ray đạt vận tốc 8 km/h với trọng tải 10 tấn và chở được 70 hành khách.
Tham khảo: todayinsci
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương