Ngày 27/2: Phát hiện ra hạt neutron, năng lượng điện từ sức gió

    TVD,  

    Điểm lại những dấu mốc khoa học vào ngày 27 tháng 2 trong lịch sử.

    Ngày 27 tháng 2 năm 1926: Ngày sinh của nhà khoa học David Hunter Hubel

    Nhà khoa học David Hunter Hubel (1926 - 2013).

    Nhà khoa học David Hunter Hubel (1926 - 2013).

    David Hunter Hubel là một nhà thần kinh học người Mỹ gốc Canada, đã từng nhận giải thưởng Nobel năm 1981 về Sinh lý học và Y học, với việc lập bản đồ đường đi của các xung thần kinh từ mắt đến các trung tâm khác nhau của bộ não. Năm 1958, ông vào học tại đại học Johns Hopkins và sau đó chuyển tới đại học Harvard vào năm 1959. Tại đây, Hubel bắt đầu nghiên cứu mối liên hệ giữa võng mạc và các trung tâm điều khiển trên bộ não. Công trình nghiên cứu của ông đã tìm ra được các trung tâm chịu trách nhiệm khác nhau của bộ não kích thích thị giác.

    Ngày 27 tháng 2 năm 1932: Phát hiện ra hạt neutron trong hạt nhân nguyên tử

    Phóng thí nghiệm của James Chadwick, nơi ông tìm ra hạt neutron bên trong hạt nhân nguyên tử.

    Phóng thí nghiệm của James Chadwick, nơi ông tìm ra hạt neutron bên trong hạt nhân nguyên tử.

    James Chadwick là nhà vật lý người Anh, ông đã nhận giải Nobel vật lý năm 1935 với việc phát hiện ra hạt neutron trong hạt nhân nguyên tử. Trong khi tiến hành một thí nghiệm vào năm 1932, James đã tiến hành một thử nghiệm tán xạ các hạt alpha bằng cách bắn phá các hạt này bằng tia berili. Sau đó ông phát hiện ra bên trong hạt nhân nguyên tử có các hạt trung tính, mà sau này ông đặt tên là hạt neutron.

    Ngày 27 tháng 2 năm 1892: Phát minh ra phương pháp sản xuất điện từ sức gió

    Chiếc máy phát điện từ sức gió đầu tiên trên thế giới.

    Chiếc máy phát điện từ sức gió đầu tiên trên thế giới.

    Vào năm 1892, một nghiên cứu về việc sản xuất điện từ sức gió đã được đề cập đến tại Anh, do điều kiện ở nhiều nơi trên nước Anh không cho phép khai thác thủy điện. Sau đó, một nhà máy thử nghiệm đã được xây dựng gần thành phố London. Các cánh quạt lớn được sử dụng như những cối xay gió và làm quay tuabin bên trong nhờ vào sức gió để sinh ra điện năng. Năng lượng điện được tạo ra lúc đó đủ để sạc pin và thắp sáng một số bóng đèn dây tóc. Mặc dù lượng điện năng thu được là không quá lớn, tuy nhiên đây là lần đầu tiên con người có thể sản xuất điện thành công nhờ sức gió.

    Ngày 27 tháng 2 năm 1900: Thuốc giảm đau Aspirin ra đời

    An external file that holds a picture, illustration, etc. Object name is aspirin.f1.jpg

    Lọ thuốc Aspirin đầu tiên trên thế giới, dạng bột.

    Năm 1900, nhà hóa học người Đức Felix Hoffmann đã được cấp bằng sáng chế cho hợp chất hóa học “Acetyl Salicylic Acid”. Sau này nó được chuyển giao cho Farben-Fabriken của Công ty Elberfeld, New York để chế ra loại thuốc giảm đau Apirin. Apirin lần đầu tiên được bán ra dưới dạng bột vào năm 1901, sau đó nó được sản xuất dưới dạng viên thuốc để dễ sử dụng hơn vào năm 1915.

    Tham khảo: todayinsci

    >>Ngày 24/2: Kỷ niệm ngày sinh huyền thoại Steve Jobs

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày