Những sự kiện đáng chú ý diễn ra vào ngày 9 tháng 3 trong lịch sử.
Ngày 9 tháng 3 năm 1611: Lần đầu tiên phát hiện vết đen trên bề mặt Mặt Trời
![](http://genk.mediacdn.vn/k:2015/1-sunspots-full-disk-1425875079756/ngay-93-lan-dau-tien-phat-hien-vet-den-mat-troi-hoa-ran-thanh-cong-chat-khi.gif)
Nhà thiên văn học người Hà Lan, Johannes Fabricius trong khi quan sát Mặt Trời thông qua chiếc kính viễn vọng của mình đã vô tình phát hiện ra những đốm đen xuất hiện trên bề mặt của ngôi sao này. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà thiên văn học quan sát thấy các vết đen trên bề mặt Mặt Trời. Tuy nhiên vào năm 1611, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân cũng như bản chất của các vết đen này. Phải đến sau này, các nhà khoa học mới biết được các vết đen là hoạt động năng lượng cao trên bề mặt Mặt Trời và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bão Mặt Trời.
Ngày 9 tháng 3 năm 1893: Thành công trong việc làm lạnh không khí và biến thành thể rắn
![](http://genk.mediacdn.vn/k:2015/1-james-dewar-1425875180283/ngay-93-lan-dau-tien-phat-hien-vet-den-mat-troi-hoa-ran-thanh-cong-chat-khi.jpg)
Năm 1893, giáo sư James Dewar đã công bố trong một cuộc họp của Hội Hoàng gia Anh, rằng ông đã thành công trong việc làm lạnh không khí và chuyển nó về thể rắn. Tuy nhiên bản chất của không khí ở trạng thái rắn mà giáo sư James Dewar tạo ra không được miêu tả rõ ràng. Nó được suy đoán có thể trạng thái rắn này chỉ là dạng thạch mềm của ni-tơ với oxy lỏng, chứ không phải dạng băng cứng như chúng ta thường thấy khi chất lỏng hóa rắn. Giáo sư Dewar nghiên cứu phương pháp này để chiết xuấtoxy tinh khiết ra khỏi không khí, tuy nhiên ông đã không thành công.
Ngày 9 tháng 3 năm 1858: Ngày sinh nhà vật lý Walter Kohn
![](http://genk.mediacdn.vn/k:2015/1-kohn-1425875246341/ngay-93-lan-dau-tien-phat-hien-vet-den-mat-troi-hoa-ran-thanh-cong-chat-khi.jpg)
Walter Kohn là nhà vật lý người Mỹ gốc Ảo, tuy nhiên ông lại dành được giải Nobel hóa học năm 1998 cùng với nhà hóa học John Pople. Công trình nghiên cứu đoạt giải của ông và John Pople đã giúp giải quyết vấn đề lý thuyết mật độ điện tử trong các hạt nguyên tử, đồng thời đơn giản hóa các mô tả toán học phức tạp trong việc thể hiện liên kết giữa các nguyên tử. Công trình nghiên cứu này cũng giúp việc tìm hiểu cấu trúc phân tử trở nên dễ dàng hơn và đặt tiền đề cho cơ học lượng tử trong tương lai.
Tham khảo: todayinsci
>>Ngày 6/3: Bảng tuần hoàn hóa học ra đời, tìm ra cấu trúc ADN, ngày sinh Michelangelo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trung Quốc âm thầm triển khai mạng internet 50.000 Mbps siêu nhanh, bỏ xa phần còn lại của thế giới?
Việc triển khai 50G-PON được dẫn đầu bởi các tập đoàn viễn thông lớn như China Telecom, Shanghai Telecom và ZTE, mang lại tốc độ tải xuống tối đa 50 Gbps, tải lên 25 Gbps trong điều kiện lý tưởng.
Dùng iPhone 16 Pro Max để chụp ảnh trong 3 tháng qua, đây là những gì tôi nhận ra