Ngày độc thân (Singles’ Day) là một ngày hội thương mại điện tử lớn hơn nhiều so với Black Friday, nhưng nó tạo ra hàng triệu tấn chất thải bao bì.
Black Friday kết hợp với Cyber Monday (một cụm từ được dùng để chỉ ngày thứ hai đầu tiên sau ngày Black Friday, ngày khởi động cho mùa mua sắm trên mạng tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh) cùng với Ngày độc thân (Singles’ Day) là sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới, tạo ra hàng chục tỷ USD doanh thu mỗi năm.
Nhưng trong khi khối lượng mua sắm tăng vọt một cách đáng kinh ngạc thì đồng nghĩa với đó là hàng hóa được mua sẽ luôn đi kèm với những chất thải nhựa và một khối lượng khổng lồ các chất thải bao bì.
Vào Ngày độc thân năm ngoái, các cổng thương mại điện tử ở Trung Quốc đã tạo ra hơn 1,3 tỷ đơn đặt hàng vận chuyển, theo Bưu điện Nhà nước Trung Quốc- tăng khoảng 25% so với năm trước đó. Điều đó tương đương với mỗi người Mỹ đặt bốn đơn hàng trong một ngày.
Và mỗi mặt hàng được vận chuyển đều được bọc trong giấy gói hay bao bì bằng nhựa, băng keo và hộp các tông...
Theo một báo cáo mới từ Greenpeace và Break Free From Plastic China , khối lượng vật liệu đóng gói mà các ngành thương mại điện tử và chuyển phát nhanh tại Trung Quốc sử dụng đã đạt 9,4 triệu tấn trong năm 2018 - nặng tương đương 130 triệu người trưởng thành.
Đây hoàn toàn không phải là một vấn đề mới những có vẻ như nó đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi các ông lớn trong ngành thương mại điện tử của Trung Quốc như Alibaba, JD.com và Pinduoduo đang tìm cách phát triển, vươn tới các khu vực nông thôn để tìm kiếm thêm hàng triệu khách hàng mà trước đó vẫn chưa được khai thác.
Đến sáng thứ hai, chỉ chín giờ sau khi bước vào Ngày Độc thân 2019, Alibaba đã thu về hơn 22 tỷ USD doanh thu - hai phần ba tổng số doanh thu của năm ngoái.
Người khổng lồ về điện thoại thông minh Huawei cho biết họ chỉ mất một phút để đánh bại doanh số cả ngày đầu tiên của tháng 11 năm ngoái.
Trong khi đó, đối thủ của họ - Apple đã mất 10 phút để đánh bại doanh số cả ngày của mình trên Tmall của Alibaba vào năm ngoái.
Theo báo cáo của Greepeace, khoảng 99% bao bì nhựa giao hàng không được tái chế ở Trung Quốc. Thay vào đó, nó được loại bỏ tương tự như với các loại rác thải thông thường khác - được đốt hoặc đổ vào bãi rác.
Nhưng tới hiện tại, Trung Quốc, một quốc gia có 1,4 tỷ dân cũng bắt đầu nhận thức rõ về vấn đề rác thải leo thang và cũng bắt đầu hình thành nhu cầu tái chế một cách nghiêm ngặt hơn.
Năm nay, Thượng Hải bắt đầu yêu cầu cư dân phân loại rác thành bốn loại: Chất thải nhà bếp, chất thải nguy hại, rác tái chế và chất thải còn lại.
Các cá nhân không làm như vậy sẽ có thể bị phạt tới 29 USD. Bắc Kinh cũng đang thử nghiệm các biện pháp tương tự, lắp đặt camera nhận dạng khuôn mặt trên các thùng rác ở một số khu phố.
Chính phủ trung ương Trung Quốc đã chọn Thượng Hải làm ví dụ về cách phân loại rác thải và đang kêu gọi các thành phố khác học hỏi điều đó.
Chuyển phát nhanh và các công ty thương mại điện tử cũng đã nhấn mạnh những nỗ lực của họ trong việc hạn chế chất thải.
Alibaba cho biết Cainiao ( một công ty hậu cần Trung Quốc do Tập đoàn Alibaba ra mắt) đã liên kết giao hàng cùng với các đối tác khác đã thành lập hàng chục nghìn trạm tái chế trên toàn Trung Quốc để thu thập các hộp các tông đã qua sử dụng.
JD.com cho biết kể từ khi đưa ra sáng kiến xanh vào năm 2017, bộ phận hậu cần của JD.com đã giảm 27.000 tấn bao bì dùng một lần. Đồng thời đã triển khai sử dung các loại hộp có thể tái chế trên 30 thành phố.
Khi Trung Quốc nỗ lực tái chế những khối lượng chất thải khổng lồ của mình, phần còn lại của thế giới cũng đang phải đối mặt việc kiểm tra xuất khẩu bao bì vào Trung Quốc một cách nghiêm ngặt
Sau nhiều năm chấp nhận chất thải nhựa nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Nhật Bản và các nước khác, Trung Quốc đã ngừng thực hiện điều đó vào đầu năm nay. Bắc Kinh đang cân nhắc kế hoạch cấm nhập khẩu tất cả các loại chất thải rắn vào đầu năm tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android