Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm 'bắt' những khoảnh khắc đáng giá

    M.Đức,  

    Từ Champions League đến Olympics, làm thế nào để những nhiếp ảnh gia có thể 'bắt' được những khoảnh khắc đẹp?

    Về tác giả: Andy Hooper là nhiếp ảnh gia trưởng mảng thể thao tại tờ The Daily Mail. Những ý kiến và hình ảnh trong đều từ anh Hooper.

    Là một phóng viên thể thao trong suốt 26 năm qua, tôi đã chứng kiến sự thay đổi rõ ràng của nghề này. Càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc ghi hình để lưu giữ lại được những khoảnh khắc hiếm có trong những trận đấu thể thao, nên nghề này càng trở nên thú vị qua từng năm.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 1.

    Tôi cũng cảm thấy may mắn vì được đi khắp Thế giới để tác nghiệp, và có những năm tôi đi du lịch mỗi tuần một lần! Có rất nhiều sự kiện tuyệt vời trong sự nghiệp của tôi, như giây phút Anh thắng giải Rugby Thế giới tại Úc năm 2003, Liverpool thắng giải Champions League sau khi thua tới 3-0 ở hiệp 1, hay Olympics London 2012.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 2.

    Giải Rugby 6 nước, Lansdowne Rd, Dublin, Ireland. Ireland v Anh. Henry Slade đạt được điểm đầu tiên

    Nhưng tôi phải nói là giây phút đặc biệt nhất đó là trong giải Cricket Thế giới tại London, khi Anh đấu với New Zealand. Điều làm nó đặc biệt chính là cú rượt đuổi cân sức đến tận cuối trận, trước khi Anh giành chiến thắng. Đây là một trận đấu rất gay cấn và khó tin. Cricket không phải là một môn thể thao tôi thấy hứng thú, nhưng quả thực tôi vẫn cảm thấy rất cuốn hút bởi trận đấy này.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 3.

    ICC Cricket World Cup, London, Anh. Anh v New Zealand. Ben Stokes của đội anh đá cây gậy của mình trong cơn tức giận. Trận này Stokes và Anh vẫn thắng để vào được trận chung kết

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 4.

    ICC Cricket World Cup, Lords, London, Anh. Anh v New Zealand. Giây phút Anh thắng và vào trận chung kết

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 5.

    ICC Cricket World Cup, Lords, London, Anh. Anh v New Zealand. Giây phút Anh thắng và vào trận chung kết. Jos Buttler ăn mừng sau khi thắng Martin Guptill để ăn điểm cho Anh

    Việc làm nhiếp ảnh gia thể thao đối với đối đã bắt đầu tư rất lâu, ngay từ khi tôi học tại trường Mỹ thuật Salisbury. Thời đó không có Instagram, và thậm chí còn không có những trang Blog, nên tôi xin làm thực tập viên tại một tờ báo chuyên về các môn thể thao dưới nước. Tôi theo dõi những nhiếp ảnh gia tài năng như Chris Smith, Chris Cole, Tony Henshaw và Joe Mann bằng cách mua những tờ báo có bài của họ.

    Thời kỳ đầu tiên quả thực rất khó khăn, vì các tờ báo thường muốn tìm những nhiếp ảnh gia đã có kinh nghiệm trong nghề. Cuối cùng tôi cũng được nhận vào làm tại Daily Telegraph, sau đó là Mail on Sunday. Cuối cùng tờ Daily Mail cũng cho tôi một cơ hội thử việc, và tôi đã làm việc ở đây trong suốt sự nghiệp của mình. Từ lúc bắt đầu, tôi đã nhận được giải Nhiếp ảnh gia thể thao của năm đến 6 lần!

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 6.

    Liverpool v Tottenham. UEFA Champions League, sân Wanda tại Madrid. Jurgan Klopp được những cầu thủ của đội nâng lên cao sau khi chiến thắng để nhận cúp vô địch

    Cuộc sống của nhiếp ảnh gia thể thao không lặp đi lặp lại, vì mỗi ngày lại là một trải nghiệm mới. Nhưng một điều không thay đổi đó là quy trình tác nghiệp của tôi. Đầu tiên tôi sắp xếp máy ảnh vào gặp, sạc pin, xóa bộ nhớ để có thể lưu ảnh mới. Khi đến nơi, tôi chuẩn bị lại đồ một lần nữa, chụp thử một vài ảnh trước khi vào trận đấu. Sau khi chụp được ảnh, tôi sẽ gửi chúng để đăng lên website. Cuối cùng tôi sẽ chỉnh sửa lại một vài bức tiêu biểu để đăng lên tờ báo giấy. Tôi chỉ mong muốn mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, nhưng đôi khi điều mong muốn này không thành sự thật.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 7.

    Anh v Pháp, giải Rugby 6 nước, Twickenham, London. Tom Curry người đầy máu sau một cú vật lộn mãnh liệt. Ngay sau đó đội ý tế đã phải vào sân để chữa thương cho anh

    Tôi chụp tất cả các môn thể thao, nhưng môn chính là bóng đá, nổi tiếng nhất hiện nay là giải Premier League. Tôi cũng có thể đi chụp hình đua ngựa, cricket, quần vợt Wimbledon hay giải Golf mở. Năm nào cũng thế, tôi chụp 1 nửa là các bộ môn đồng đội, còn 1 nửa là đối kháng. Tôi rất thích chụp bóng đá, vì trận nào cũng sẽ có những thứ để ghi hình lại. Nói một cách khác, bạn chắc chắn sẽ có một bức hình đẹp khi đứng ở đường biên của một trận bóng đá.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 8.

    Crystal Palace v Manchester City, Premier League.

    Lặn, cricket, đua thuyền, bơi và Công thức một trước đây là những bộ môn rất khó để chụp. Nhưng trong những năm gần đây nhờ vào các ống kính tiêu cự lớn, tốc độ cao cùng hệ thống lấy nét của máy ảnh thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Bạn cần phải có óc sáng tạo tốt để tạo ra bức hình đẹp, nhưng nhờ có công nghệ mà cơ hội này rộng mở hơn.

    Mỗi môn thể thao đều có một kiểu ánh sáng khác nhau, mà người chụp phải nhìn thật kỹ trước khi chụp. Nhiều môn có đèn nhân tạo (thường có chất lượng thấp), nhưng hiện cũng đã có những sân đấu sử dụng ánh sáng tự nhiên. Việc nắm bắt được ánh sáng là một điều tối quan trọng để có được một bức hình nét và đẹp.

    Nếu tôi phải kể những khó khăn trong nhiếp ảnh thể thao, thì đó sẽ là ánh sáng như đã nói, nền ảnh (thường đông đúc những khán giả) và vị trí chụp. Tất cả các môn thể thao đều không thiếu chỗ đứng chụp, nhưng bạn cũng phải chọn một vị trí để có được những góc chụp đẹp nhất. Ta cũng phải tránh những phóng viên TV với máy quay của họ.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 9.

    Arsenal v Crystal Palace, Premier League, London.

    Là nhiếp ảnh gia thể thao, ai cũng phải vác 'một đống' thiết bị để đi chụp hình, lại đều là những thiết bị đắt tiền nên ai cũng chỉ muốn được an toàn mà thôi. Quả thực nhiếp ảnh gia rất yêu quý thiết bị của mình, và thường xuyên nâng cấp để có những bức hình tốt nhất. Trên sân lúc nào cũng có một 'cuộc đấu ngầm' để xem ai có thể chụp được 'shot hình' tuyệt vời nhất trong trận đấu. Trong quần vợt, bạn có thể chụp được những cú đánh thông thường suốt ngày, nhưng phải là những cú nhào người đón bóng thì mới tạo ra các bức hình 'đáng tiền'.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 10.

    Novak Djokovic trong trận đấu với Philipp Kohlschreiber. Đây là một trong những cú đón bóng khó và đẹp mắt nhất của anh trong giải

    Một bức hình ghi trọn lại không khí của trận đấu chỉ diễn ra trong vòng vài giây, chính vì vậy 2 thứ rất cần thiết đó là tốc độ và khả năng chụp hình liên tục. Và bạn cần phải có thiết bị đủ tốt để làm được điều này. Trong thể thao, khác với các thể loại nhiếp ảnh thương mại thì chúng tôi chỉ có 1 cơ hội duy nhất để chụp tấm hình ưng ý. Kèm theo đó bạn cũng bị đem ra so sánh với hình ảnh của hàng ngàn người khác trên sân đấu, nên áp lực cũng không phải là nhỏ.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 11.

    Montenegro v Anh tại vòng loại Euro 2020, Podgorica, Montenegro.

    Ngược lại, nếu bạn chụp hình chân dung chẳng hạn, thì nếu chụp hỏng thì có thể chụp lại. Quả thực không có bộ môn nhiếp ảnh nào có tính ganh đua như nhiếp ảnh thể thao. Một ngày một tòa soạn có thể nhận được khoảng 10.000 hình ảnh, trong đó có hơn 5000 ảnh là từ sự kiện thể thao lớn, vì vậy bạn bị so sánh với hàng trăm nhiếp ảnh gia khác. Hình ảnh của bạn chỉ cần tốt hơn một chút so với người khác là sẽ được chọn.

    Cách làm việc cũng là một trong những yếu tố tiên quyết với các nhiếp ảnh gia thể thao. Giá trị của một bức hình không chỉ nằm ở chất lượng mà còn ở tốc độ, vì bạn càng đưa nó về tòa soạn sớm thì nó càng có giá trị.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 12.

    Xứ Wales v Anh tại giải bóng Rugby 6 nước. Billy Vunipola nhìn đội hình của Wales trước một trận giao đấu

    Tôi chụp với chiếc Nikon D5, với màn hình cảm ứng để tăng tốc độ làm việc. Tôi cũng có thể lấy ảnh từ máy vào máy tính để gửi đi bằng Wifi, đây là một ưu điểm rất lớn với các báo điện tử. Mail Online là một trong những website thông tin lớn nhất Thế giới, nên thời gian là tối quan trọng. Tôi muốn gửi hình ảnh của mình càng nhanh càng tốt, nên thường chỉ chỉnh sửa nhanh ngay trên máy ảnh. Thứ mà tôi phải chỉnh sửa nhiều nhất là khung hình (crop hình) vì những cầu thủ thường đứng rất xa.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 13.

    Anh v Pháp, giải Rugby 6 nước, Twickenham, London. Billy Vunipola của Anh đang cố chạy qua hàng phòng thủ của Pháp

    Và đây là một vài 'chiêu' để bạn cũng có thể trở thành một nhiếp ảnh gia thể thao thành công:

    1. Tìm cách khống chế ánh sáng tại trường đấu

    Mỗi sân đấu lại có một cách chiếu sáng khác nhau, nên bạn phải lựa chọn chỗ đứng thật đúng để có ánh sáng tốt nhất cho bức hình. 2 bên cánh gà thường tối, nên các bức hình đẹp nhất là những bức hình ở gần cầu môn. Nên chụp hình theo hướng ánh sáng, trừ khi bạn muốn chụp theo kiểu bóng đen (ngược sáng). Bạn cũng nên chọn những dòng máy có chất lượng chụp tối tốt, ống kính với khẩu độ lớn.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 14.

    Manchester City V Liverpool. Premier League. Manchester

    2. Tìm vị trí chụp tối ưu nhất

    Bên cạnh việc chọn vị trí chụp để có ánh sáng tốt, bạn cũng phải chọn vị trí để có khung hình tốt nhất, không bị dính những 'rác' ở nền ảnh. Chỉ cần bạn di chuyển một vài mét về phía phải, phía trái hay xoay máy theo hướng khác thôi thì bức hình cũng đã khác nhau hoàn toàn rồi. Đây là lý do những nhiếp ảnh gia kỳ cựu sẽ đến rất sớm để chọn vị trí trước trận đấy. Có rất nhiều trận đấu không cho phép nhiếp ảnh gia được đi lại, nên việc chọn đúng vị trí càng trở nên quan trọng.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 15.

    Xứ Wales v Anh tại giải bóng Rugby 6 nước

    3. Luôn để ý để bắt được khoảnh khắc

    Bạn phải hiểu rõ được bộ môn mình đang chụp, lúc nào những hành động thú vị nhất sẽ được diễn ra để ta có thể chụp hình. Bạn chụp khi họ đang chạy chân trái hay phải? Bạn chạy lúc họ đang dẫn hay đá bóng? Biết được những chi tiết này sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn trong việc bắt hình.

    Chúng tôi thường phải chọn thời điểm rất chính xác trước khi bấm máy, nhưng thời gian gần đây có những máy ảnh có khả năng chụp liên tục trong thời gian dài, nên việc này cũng trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng bạn vẫn phải có phản xạ thật nhanh để có thể chụp được những bức hình tốt nhất. Có những khoảnh khắc tưởng chừng đi mọi thứ trở nên tĩnh lặng thì cũng có những điều thú vị có thể xảy ra một cách bất ngờ.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 16.

    Xứ Wales v Anh tại giải bóng Rugby 6 nước

    4. Lựa chọn bộ máy ảnh phù hợp nhất

    Tôi đã sử dụng chiếc Nikon D5 trong nhiều năm, vì nó đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu trong công việc. 2 ống kính được tôi lựa chọn là AF-S NIKKOR 400mm f/2.8E FL ED VR và AF-S NIKKOR 70-200mm f/2.8E FL ED VR. Ống kính 400mm được dùng để bắt hành động từ xa, còn 70-200mm được sử dụng để chụp cả những thứ xung quanh hoặc các hành động diễn ra gần nơi chụp.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 17.

    Anh v Ý, giải Rugby 6 nước, Twickenham. London. Người chạy ghi điểm của đội Ý bị chặn lại bởi Elliot Daly của đội Anh.

    5. Kết nối với người được chụp

    Hiện nay thì các vận động viên thường không có nhiều thời gian để chụp ảnh trước và sau trận đấu. Chính vì vậy càng làm việc trong ngành lâu năm, bạn sẽ càng phải có các quan hệ để có được 14 - 15 phút chụp hình với họ. Bạn phải có ý tưởng sẵn rằng mình sẽ chụp hình như thế nào, tạo dáng họ ra sao vì từng giây từng phút đều rất đáng giá.

    Đôi khi việc chụp hình thể thao tạo ra stress lớn, vì bạn chuẩn bị rất lâu, bay từ đầu bên kia Thế giới tới chỉ để lấy hình ảnh về nhưng chỉ được vài phút tác nghiệp. Có những người thậm chí còn muốn ngăn cản bạn không được chụp hình, vì nghĩ rằng bạn đã 'chụp xong rồi'.

    Nghe nhiếp ảnh gia thể thao lâu năm chia sẻ kinh nghiệm bắt những khoảnh khắc đáng giá - Ảnh 18.

    Tay ném bóng Jofra Archer của đội Anh với hình ảnh để giới thiệu giải Anh mùa hè năm nay

    Tôi cũng đã từng tới một buổi chụp hình mà vận động viên tới rất muộn và đang bực tức chuyện gì đó. Người đại diện của anh ta nói rằng buổi chụp 2 tiếng của tôi sẽ bị rút ngắn còn vài phút. Trong lòng bạn có thể cảm thấy bực tức, cảm thấy thất vọng, nhưng không được để những điều đó thể hiện ra mặt: hãy biết nhẫn nhịn và tìm cách giải quyết.

    Đôi khi tôi lại gặp may mắn, như buổi chụp hình với vận động viên Anthony Joshua. Anh ấy luôn luôn vui vẻ, thực hiện tất cả những gì tôi yêu cầu, không bất cứ ai ngăn cản trong lúc tôi chụp cả. Tôi lấy được những bức hình tuyệt vời, nhưng có lẽ điều này sẽ khó hơn khi giờ anh ta đã là một ngôi sao lớn rồi!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày