Đây chắc chắn là loại đồng hồ bền bỉ và đa dụng nhất mà bạn từng biết
Những chiếc đồng hồ bơi lặn - Dive Watch là thứ mà bạn có thể mặc với bất kỳ bộ quần áo nào, đi đến bất cứ nơi sang trọng nào, tham gia mọi hoạt động thể thao mà không phải mảy may lo lắng về bất cứ điều gì.
Mỗi khi bàn tán về đồng hồ đeo tay, có một câu hỏi vẫn tồn tại từ xưa đến nay :"Đồng hồ này chống nước có tốt không?". Dần dần chống nước trở thành chuẩn mực phải có trên đồng hồ, và có 1 loại đồng hồ với tên gọi dive watch (đồng hồ phục vụ cho bơi, lặn, có khả năng chịu nước tốt nhất trong các loại đồng hồ) sinh ra với chức năng cơ bản là chống nước thật tốt. Nhưng ít ai ngờ rằng kể từ khi chiếc đồng hồ đầu tiên của dạng này ra đời vào năm 1920 cho đến nay dive watch đã làm được nhiều hơn là nhiệm vụ xem giờ khi xuống nước. Cái tên nổi tiếng nhất trong dòng dive watch có thể kể đến là Rolex Submariner với danh tiếng và lịch sử có thừa.
Chiếc Rolex Submariner đầu tiên hay còn gọi với tên Hermetic
Thiết kế của Rolex Submariner hiện hành
Rolex Submariner gần như là chuẩn mực của Dive Watch hiện thời, với vòng benzel xoay chỉ có riêng ở các đồng hồ dive watch, cọc số đơn giản được phết dạ quang siêu sáng nhằm thuận tiện cho việc xem giờ khi ở dưới nước. Thiết kế cứng cáp nhưng không quá thô kệch với vòng ren ở núm chỉnh giờ và ngày giúp chống nước tối đa.
Cọc số đơn giản và dạ quang siêu sáng là thứ làm mê mẩn nhiều người
Trước hết hãy cùng tìm hiểu qua vài nét đặc trưng chỉ có trên dive watch:
- Vòng benzel xoay được, vòng benzel của những chiếc dive watch thường được khắc số trông giống như để xem giờ nhưng thực tế nó để căn thời gian so với cọc số ở trên mặt đồng hồ khi bơi lặn. Có rất nhiều thiết kế vòng benzel khác nhau, từ kiểu kinh điển như của Rolex đến những kiểu cách điệu với màu mè rất bắt mắt.
Đơn giản, tráng sứ với cọc số in rõ ràng
Mạ vàng, đính kim cương
Cách điệu với nhiều phối màu bắt mắt
- Vòng ren ở núm chỉnh giờ: Núm chỉnh giờ là điểm dễ bị lọt nước nhất do tính chất phải tháo mở nhiều của nó, chính vì thế mà có đến 2 bằng sáng chế để làm cho núm chỉnh giờ của những chiếc dive watch trở nên hoàn hảo.
Bản thiết kế đầu tiên với ren xoắn và lò xo dành cho những chiếc đồng hồ không có hiển thị ngày và thứ.
Còn đây là kết cấu cải tiến hơn với hai hoặc nhiều nấc để có thể chỉnh ngày và thứ. Đây là kết cấu được sử dụng trong hầy hết các đồng hồ bơi lặn hiện nay.
Giá cả và một số mẫu dive watch phổ biến
Dive watch có rất nhiều mức giá, ở Việt Nam có thể dễ dàng tìm được các mẫu Automatic với giá chỉ dưới 2 triệu đồng như Invicta 9403, sử dụng máy của Seiko và chất lượng gia công khá ổn.
Invicta 9403
Nếu muốn chất lượng thật sự "xịn" hơn thì có thể kể đến 2 mẫu dive watch vô cùng nổi tiếng của Nhật đó là Seiko SKX và Orient Mako, Orient Ray với giá bán ở thị trường Việt Nam giao động trong khoảng 2,3 triệu đến 4 triệu đồng. Thậm chí dòng dive watch đến từ Nhật Bản này tốt đến nỗi người ta còn đem so sánh nó với Rolex! Bạn không nghe nhầm đâu, là Rolex đó.
Dòng dive watch của Nhật được ưa chuộng tới nỗi còn tạo nên cả trào lưu "độ" đồng hồ với việc thay kim, thay benzel, thay mặt hiển thị để tạo ra những chiếc đồng hồ có 1 không 2. Chi phí độ cũng rất rẻ với chỉ vài đô la cho một món và có thể dễ dàng tìm mua online.
Một chiếc Seiko SKX được "độ" lại
Cao cấp hơn nữa thì chúng ta có Rolex Oyster, Rolex Submariner hay thậm chí chiếc đồng hồ Omega mà James Bond sử dụng trong phần phim mới nhất Spectre cũng là một chiếc dive watch.
Sự đa dụng của dive watch
Sự đa dụng của dive watch đến từ thiết kế của nó, vừa thể thao nhưng lại không kém phần thanh lịch, bạn có thể mặc đi chơi với quần short áo phông hay nghiêm túc lịch sự với 1 bộ suit lịch lãm.
Hợp với những bộ cánh nghiêm túc
Hay thậm chí là cả quần jean áo phông mà ta vẫn mặc ngày qua ngày
Còn chần chừ gì nữa mà không móc hầu bao mua ngay một chiếc dive watch để trải nghiệm hay bổ sung thêm vào bộ sưu tập đồng hồ nhỉ?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?