Nghe nhóm học sinh cấp 3 Đồng Tháp kể về dự án IoT đầu đời: "Bạn nghĩ nó khó thì nó khó, nghĩ dễ thì sẽ dễ"
Nỗi sợ luôn là trở ngại đầu tiên và lớn nhất trên mỗi hành trình chinh phục mục tiêu mới. Và việc gạt bỏ nỗi sợ, tin vào bản thân, nỗ lực hết mình chính là cách giúp giới trẻ biến mọi giấc mơ thành hiện thực.
GenZ có lẽ là thế hệ xuất hiện nhiều “con nhà người ta” nhất, một phần vì các bạn trẻ ngày nay được tiếp cận với các công nghệ hiện đại và nguồn kiến thức đa kênh nhiều hơn so với những thế hệ trước. Và quan trọng hơn cả, điểm mấu chốt giúp các GenZ thành công từ rất sớm chính là tinh thần luôn nói không với nỗi sợ, dám nghĩ và dám làm.
Điển hình phải kể đến hành trình “chẳng sợ gì chỉ sợ không hết mình sẽ hối tiếc” của nhóm bạn học sinh trong đội Future - quán quân cuộc thi công nghệ đình đám Solve for Tomorrow 2022. Dù chỉ là “tay ngang” nhưng nhóm bạn này vẫn mạnh dạn đi thi và kết quả là ẵm luôn giải nhất cực hoành tráng.
Đội Future - Giải Nhất (khối THPT) trong cuộc thi Solve for Tomorrow 2022
-Dự án giành giải: Giường bệnh IoT cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và người già tại nhà
-Nhóm gồm 4 thành viên đến từ trường THPT Trường Xuân, Đồng Tháp: Phạm Việt Khánh – 12TN1, Nguyễn Thị Như Ý – 12TN1, Phan Nguyễn Hạnh An – 11A1, Nguyễn Quang Vinh –11A1
Mạnh dạn đi thi dù “cái gì cũng thiếu”, từ thời gian, kinh phí đến kiến thức lập trình
Sản phẩm đoạt giải Nhất của đội Future là dự án “Giường bệnh IoT cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và người già tại nhà”. Đây không chỉ là ý tưởng độc đáo, nổi bật mà còn có tính ứng dụng thực tiễn cao, mang lại giá trị thiết thực và ý nghĩa cho cộng đồng. Đặc biệt, ít ai ngờ tác giả của dự án công nghệ “khó nhằn” này mới chỉ là những học sinh cấp 3 vốn chưa giàu kiến thức về lập trình hay kỹ thuật, còn non nớt về kinh nghiệm và gặp nhiều trở ngại về mặt kinh phí.
Thành viên đội Future tiết lộ, khi vừa có ý tưởng ban đầu nhóm gặp rất nhiều khó khăn vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu, tìm bạn hỗ trợ như thế nào. Khi lập được nhóm lại tiếp tục gặp phải nhiều trở ngại khác, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu kiến thức về lập trình, kỹ thuật. Bởi ở TPHP, các bạn chưa được học những kiến thức chuyên sâu về vấn đề này, thậm chí những công nghệ cần ứng dụng để thực hiện dự án cũng còn khá lạ lẫm với các bạn. Chưa kể, cuộc thi còn yêu cầu nhiều về khả năng truyền thông, teamwork lẫn thuyết trình - những yếu tố mà đội Future vốn còn non kinh nghiệm.
Ngoài ra trong quá trình làm việc, đội cũng gặp rất nhiều khó khăn về việc thiếu kinh phí cũng như trở ngại từ lịch học dày đặc của hai bạn lớp 12 đang phải ôn luyện cho kì thi THPT quốc gia.
Thử đặt mình vào trường hợp của đội Future, chắc hẳn nhiều người sẽ chọn “cái gì khó quá thì bỏ qua”. Nhưng điều đáng khâm phục là 4 bạn trẻ bản lĩnh này đã mạnh dạn thực hiện thử thách và vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình.
“Khi bạn nghĩ nó khó thì nó khó, còn khi bạn nghĩ nó dễ nó sẽ dễ” và hành trình vượt khó, tạo kỳ tích của 4 GenZ “tay ngang”
Thử thách mà đội Future đã chọn tất nhiên không hề dễ để thực hiện. Bản thân các bạn cũng chia sẻ cái khó nhất khi lên ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm chính là về mặt tinh thần. Bởi khi sợ hãi sẽ rất khó để lưu thông đầu óc cũng như sáng tạo ra những thứ mới lạ.
Khi tinh thần đã sẵn sàng, bốn bạn trẻ bắt đầu hành động để chinh phục mục tiêu khó. Cả đội đã tự học thêm các khóa học về lập trình trên internet để hiểu rõ hơn về công nghệ mình ứng dụng. Bên cạnh đó, các bạn còn phải nhờ đến sự hỗ trợ rất nhiều từ giáo viên tin học, công nghệ, vật lý,... Và trong hành trình này, mentor của cuộc thi Solve for Tomorrow cũng góp phần hỗ trợ không nhỏ khi giúp đội Future có những định hướng rõ ràng cũng như được bổ sung thêm về kiến thức. BTC cuộc thi còn hỗ trợ chi phí để nhóm có thể yên tâm phát triển và hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.
Quá trình làm việc nhóm tất nhiên cũng có những lúc bất đồng quan điểm, những vấn đề mới khiến cả nhóm hoang mang. May mắn là các bạn luôn ngồi lại cùng nhau để xem xét vấn đề, cùng với sự hướng dẫn của các mentor về kỹ năng mềm, teamwork để cho ra một kết quả tốt nhất. Và giải quán quân chính là cái kết cực kỳ xứng đáng cho hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ, dám nghĩ và dám làm này.
“Lãi” thêm kiến thức và kỹ năng - Đây mới là “giải thưởng vàng” trong lòng GenZ
Đội Future tiết lộ, sau khi tham gia cuộc thi, cả nhóm đã học được nhiều kiến thức và kỹ năng như cách làm việc nhóm, cách giải quyết vấn đề, kiến thức về STEM v.v. từ khóa đào tạo trực tuyến và thông qua những buổi làm việc cùng mentor. Qua đó, các bạn đã thay đổi được cách học của mình: Không chỉ tập trung vào lý thuyết như lúc trước mà đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, sáng tạo hơn.
“Em nghĩ những kiến thức và kỹ năng mà Solve for Tomorrow mang lại chính là “giải thưởng” mà cuộc thi đã trao tặng cho tất cả các thí sinh, tạo nên một hành trang vững chắc cho tương lai”_Đội Future nhận định.
Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà Solve for Tomorrow nổi tiếng là cuộc thi “bồi dưỡng nhân tài công nghệ” thay vì “tìm kiếm nhân tài công nghệ” như nhiều cuộc thi khác. Từ việc chọn thí sinh không đặt nặng yếu tố kiến thức, kỹ năng, chỉ cần các bạn có ý tưởng và đủ tự tin cho đến sự hỗ trợ thiết thực về định hướng, kiến thức và thậm chí là cả kinh phí, Solve for Tomorrow giống một sân chơi cho các bạn trẻ thử sức hơn là một giải đấu thông thường.
Thực tế, có rất ít cuộc thi ở Việt Nam làm được như vậy - cổ vũ, khuyến khích và đồng hành cùng GenZ mạnh dạn tự biến những ý tưởng của riêng mình thành hiện thực. Có thể ý tưởng đó không mới nhưng chính quá trình vượt khó, chinh phục và hoàn thiện ý tưởng sẽ mang lại cho giới trẻ niềm tin vào tiềm năng của bản thân, từ đó không ngừng khai phá và phát triển năng lực, tạo nền tảng tuyệt vời để trở thành những nhân tài thực thụ và tạo ra những phát minh tuyệt vời hơn trong tương lai.
Năm nay, Solve for Tomorrow đã chính thức khởi động mùa 5 với tổng giải thưởng lên tới 8 tỉ đồng, tiếp tục trao cơ hội cho GenZ được “trui rèn”, phát triển bản thân trong một sân chơi mang đậm tinh thần học tập và luôn có sự hỗ trợ về mọi mặt. Cuộc thi sẽ được triển khai trong vòng 7 tháng, từ ngày 12/04/2023 đến hết ngày 11/11/2023 và được chia thành hai bảng: bảng A dành cho học sinh THCS, và bảng B dành cho học sinh THPT cùng với 3 vòng thi. Các em học sinh sẽ ứng dụng các kiến thức STEM và tư duy thiết kế (design thinking) nhằm tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo nhằm xử lý các vấn đề xã hội hiện hữu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín