Nghệ thuật tinh tế của việc "mặc kệ đời"

    PV,  

    Mark Monson, một blogger, tác giả trẻ nổi tiếng trên mạng đã chia sẻ những góc nhìn rất độc đáo về cuộc sống cũng như nghệ thuật mặc kệ mọi thứ.

    Mark Manson, một blogger , tác giả sách trẻ được nhiều người theo dõi có những góc nhìn rất độc đáo với cuộc sống xung quanh anh. Những bài học của Mark Manson về cuộc sống được nhiều người khen ngợi và học tập.

    Mark Manson cùng cuốn sách của mình.
    Mark Manson cùng cuốn sách của mình.

    Trong cuốn sách mới của anh với tựa "Nghệ thuật tinh tế của việc không quan tâm" anh đã có những góc nhìn hết sức độc đáo. Dưới đây là đoạn trích trong blog của anh về vấn đề này.

    "Trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng rất quan tâm về nhiều người và nhiều điều. Tôi cũng đồng thời không quan tâm tới nhiều người và nhiều điều. Những thứ tôi chẳng thèm quan tâm ấy đã tạo nên tất ca những khác biệt."

    Mọi người vẫn thường cho rằng chìa khoá của sự tự tin và thành công trong cuộc sống đơn giản chỉ là "kệ nó đi". Sự thật là, chúng ta thường liên tưởng tới những người mạnh mẽ, đáng ngưỡng mộ nhất, những người chả bao giờ quan tâm tới thứ gì. Kiểu như "Này, xem bé A nghỉ làm cả tuần kìa, nó chẳng thèm quan tâm đến ai" hoặc tựa như "Hôm qua nghe ông B mắng sếp mà vẫn được tăng lương kìa, ôi giời ơi, ông đấy thì quan tâm gì"...

    Khả năng lớn là trong cuộc đời, bạn sẽ gặp một hoặc nhiều người chẳng bao giờ quan tâm đến ai, cái gì nhưng vẫn đạt được nhiều thành quả lớn. Hoặc một lần nào đấy trong đời bạn mặc kệ mọi thứ nhưng vẫn đạt được những đỉnh cao ngoài mong đợi. Ví dụ của bản thân tôi này, nghỉ việc ở một công ty tài chính chỉ sau 6 tuần làm việc sau đấy ném vào mặt sếp những ý tưởng cá nhân và rồi bán toàn bộ tài sản để sang Nam Mỹ sống. Tôi có quan tâm không? Không, mình thích thì mình cứ làm thôi!

    Ai cũng muốn được yêu thích và được chấp nhận, ngoại trừ Tim, Tim chẳng quan tâm.
    "Ai cũng muốn được yêu thích và được chấp nhận, ngoại trừ Tim, Tim chẳng quan tâm".

    Tiếp, mặc dù kệ mọi thứ tưởng chừng là việc đơn giản, thế nhưng nó lại là túi burritos mới cứng như quả trứng... Thật ra thì tôi cũng chẳng hiểu câu trên có nghĩa gì, nhưng mà ai quan tâm? Kệ đi!

    Mấu chốt là, tất cả chúng ta đều gặp rắc rối trong cuộc sống do quan tâm tới quá nhiều thứ mà chúng ta chẳng cần phải để tâm đến. Chúng ta quan tâm tới ông bán xăng mà mỗi lần đưa tờ 500 mua 50 lại trả cả sấp tiền lẻ, chúng ta quan tâm tới cái chương trình TV nào đấy tự nhiên hết, chúng ta quan tâm tới thời tiết để còn biết lúc nào nên đi chơi, chúng ta quan tâm đến... quá nhiều thứ!

    Mục đích là gì? Lý do là gì? Tiện lợi à? Hay dễ hài lòng? Hay đơn giản chỉ là một cái vỗ vai an ủi chăng? Đây chính là vấn đề.

    Chúng ta để ý tới quá nhiều thứ vì thế lựa chọn quan tâm tới tất cả mọi điều, sau đó ta có cảm giác rằng mình thoải mái và hạnh phúc. Bùm! Đời đấm vào mặt bạn ngay lúc đó.

    Trong thực tế, khả năng bảo toàn sự quan tâm để dành cho những thứ đáng quan tâm thật sẽ rất hữu ích, thất bại sẽ cảm thấy ít ghê gớm hơn, bị từ chối cũng trở thành chuyện thường thôi. Ý tôi là, nếu như chúng ta quan tâm ít hơn, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Thứ mà chúng ta không nhận ra (bạn thôi) chính là nghệ thuật không-quan-tâm. Mọi người không được sinh ra để mặc kệ, chúng ta sinh ra để quan tâm tới quá nhiều thứ. Đã bao giờ thấy một thằng bé khóc vì mũ của nó có màu không đúng màu nó thích? Đúng đấy, thằng dở hơi!

    Để phát triển được kĩ năng kiểm soát và điều khiển sự quan tâm chính là nguồn gốc của sức mạnh cùng sự liêm chính. Chúng ta phải mài giũa khả năng chai trước sự quan tâm qua nhiều tháng, nhiều năm. Giống với một chai rượu vang hảo hạng, sự quan tâm của chúng ta cũng phải đạt đến cảnh giới đó, rất "chảnh" và chỉ được sử dụng ở những dịp thật sự quan trọng.

    Nghe thì dễ thế thôi, không dễ tí nào đâu. Đa phần chúng ta, mọi lúc, đều bị hút vào vòng xoáy của cuộc sống, vào những chuyện dở hơi không quan trọng. Chúng ta sống rồi chết bởi sự phân tâm, thăng trầm trong cuộc sống, đời quay ta như con quay vậy.

    Nên nhớ này, đừng có nghịch nữa, chỉnh đốn lại bản thân đi và giờ đây tôi xin hân hạnh giới thiệu cách để sống đúng chuẩn.

    Tinh tế 1. Không quan tâm không có nghĩa là khác biệt, nó có nghĩa là thoải mái với sự khác biệt

    Khi ai đó mường tượng rằng họ không quan tâm, họ nhìn thấy sự hoàn hảo cũng như góc nhìn khác của mọi thứ, nó giống như một người bình tĩnh vượt qua cơn bão vậy.

    Nhưng sai rồi, chẳng có thứ gì đáng ngưỡng mộ hay tự tin khi khác biệt. Những người khác biệt tẻ nhạt và luôn sợ hãi. Họ là anh hùng bàn phím hay thiên thần sống ảo. Thực tế, những người khác biệt luôn cố tạo ra khác biệt bởi vì trong thực tế họ quan tâm tới quá nhiều thứ. Họ sợ cả thế giới và sợ va chạm từ những lựa chọn của chính mình.

    Và thế rồi, họ chẳng làm gì cả. Họ giấu diếm cảm xúc của mình, tự hấp thụ những thứ nuối tiếc họ có, và rồi muôn đời ngốn thời gian vào những thứ không đáng quan tâm.

    Mẹ tôi mới bị bạn lừa cả đống tiền. Tôi có khác biệt không, đáng lẽ ra tôi nên nhún vai, lấy cà phê ra uống và rồi tải phim về xem. Xin lỗi mẹ.

    Thế nhưng, tôi đã căm phẫn, bực tức ra mặt và nói với mẹ: "Không, làm tới bến đi mẹ, chúng ta sẽ đi thuê luật sư và kiện đến cùng. Vì sao ư? Vì con không quan tâm, con sẽ phá hoại cuộc sống của kẻ kia nếu cần".

    Đọc xong chưa? Điều phía trên mô tả sự tinh tế đầu tiên của việc không quan tâm. Mọi người không quan tâm tới tai hoạ, thất bại hay xấu hổ với bản thân, họ làm vì biết là nó đúng. Họ biết rằng nó quan trọng hơn tất cả những gì họ có. Họ nói "kệ đi" nhưng không phải với mọi thứ trong cuộc sống mà họ dùng nó với những thứ không quan trọng. Họ để dành sự quan tâm của mình với những thứ có nghĩa như gia đình, bạn bè, mục đích hoặc túi burritos phía trên.

    Và vì lý do đó, họ để dành sự quan tâm chỉ với những thứ lớn lao, quan trọng.

    Tinh tế 2: Để không quan tâm tới tai hoạ, trước hết bạn phải quan tâm tới thứ quan trọng hơn tai hoạ

    Eric Hoffer từng viết: Một người sẽ lo chuyện của mình khi nó đáng để lo. Khi nó không đáng, anh ta sẽ bắt đầu đi lo chuyện của người khác.
    Eric Hoffer từng viết: "Một người sẽ lo chuyện của mình khi nó đáng để lo. Khi nó không đáng, anh ta sẽ bắt đầu đi lo chuyện của người khác".

    Vấn đề của những người quan tâm tới quá nhiều thứ đó là họ không có thứ gì đáng để quan tâm. Như thế này đi, bạn đi siêu thị và có một bà già tự nhiên mắng người thanh toán vì anh ta không chịu lấy coupon đã quá hạn của bà ta. Vì sao bà này nổi điên lên khi cái coupon đã quá hạn?

    Ừ thì, bà này chẳng có gì làm, bà ta lớn tuổi và cô đơn. Có thể con cái của bà ta là một lũ khốn và bọn cháu chắt thì chẳng bao giờ quan tâm đến bà. Rất có thể vài tuần nữa bà ta sẽ phải vào trại dưỡng lạo và không thể đi vệ sinh nếu không có người giúp. Chính vì thế cái coupon kia mới quan trọng với bà ấy đến thế, vì đó là tất cả những gì bà ta có. Và rồi khi người thu ngân từ chối nhận nó, tất nhiên bà ấy phát điên lên rồi.

    80 năm quan tâm quá hạn của bà ấy đổ dồn lên đầu cậu thu ngân trẻ tuổi kia, chưa kể là cả giờ giảng đạo chuẩn bị đập vào mặt cậu thu tiền, "thời ngày xưa thế này..., bây giờ thế kia...".

    Nếu như bạn có quá nhiều thứ phải quan tâm tới nỗi nó làm phiền bạn ví dụ như việc người yêu cũ mới có bồ lại còn đẹp trai hơn bạn, lương thì vừa lĩnh hôm qua mà hôm nay còn có một nửa, đôi pin mua về lắp điều khiển được mấy hôm đã hết, dây sạc điện thoại chả dùng mấy mà vẫn đứt... Nếu bạn có những thứ quan tâm đó, khả năng lớn là bạn chẳng có thứ gì to tát để làm cả, vậy nó là vấn đề của bạn, không phải là vấn đề của anh chàng đẹp trai mới cặp với cô người yêu cũ.

    Khóc.
    Khóc.

    Trong cuộc sống, sự quan tâm của chúng ta cần phải được dành cho thứ gì đó. Tất nhiên trên đời chẳng có gì không cần quan tâm. Câu hỏi lớn là chúng ta cần quan tâm đến thứ gì khi mà số lượng sự quan tâm của bạn trong đời có giới hạn. Thế nên, hãy dùng nó theo cách thận trọng nhất.

    Bố tôi từng nói rằng: "Sự quan tâm không mọc ra từ cây đâu Mark ạ". Đùa đấy, ông ấy chẳng bao giờ nói thế cả, nhưng mà kệ thôi, hãy giả vờ là ông ấy nói thế. Điểm mấu chốt chính là sự quan tâm phải được đầu tư kĩ lưỡng. Sự quan tâm phải được tôn trọng như một khu vườn đẹp, nơi mà mọi thứ rối tung lên.

    Tinh tế 3: Số lượng sự quan tâm có hạn, hãy chú ý bạn dùng nó ở đâu và cho ai

    Chúng ta trẻ, tăng động, thừa năng lượng. Cái gì cũng thật mới mẻ và hào hứng. Và rồi bỗng dưng mọi thứ trở nên có nghĩa với chúng ta, thế là sự quan tâm được phát đi vô số. Chúng ta quan tâm tới tất cả mọi thứ, tất cả mọi người thậm chí cả cách mà mọi người nói gì về ta hay về cô nàng hôm qua bạn xin số xong lắc đầu đi thẳng...

    Khi chúng ta có tuổi, chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn và bắt đầu biết rằng những thứ trước đó chẳng có mấy ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ý kiến của những người khác từng làm ta chao đảo giờ chẳng thể nhớ nổi. Chúng ta phát hiện ra rằng những thất bại tình cảm chẳng còn là gì nữa. Chúng ta dần làm những thứ cho bản thân mình hơn là cho người khác.

    Nói đơn giản lại, thì chúng ta bắt đầu nhạy cảm hơn với những sự quan tâm mà ta dành ra. Đây là thứ có tên gọi "trưởng thành", nó hay phết, hôm nào bạn nên thử. Trưởng thành là thứ diễn ra khi ai đó học được cách chỉ quan tâm đến những thứ cần quan tâm.

    Và rồi khi chúng ta bước sang tuổi trung niên, mọi thứ lại thay đổi lần nữa. Năng lượng của chúng ta giảm đi rõ rệt, thế nhưng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về bản thân. Chúng ta biết ta là ai và không còn ước muốn thay đổi những thứ không tránh được trong cuộc sống nữa.

    Đó chính là cách mạng, chúng ta không còn quan tâm đến gì nữa, cuộc sống cứ thế diễn ra, chúng ta chấp nhận mọi thứ. Ta nhận ra rằng ta không thể chữa khỏi được ung thư hay không thể lên sao Hoả vì làm gì có tiền. Và thật bất ngờ, mọi thứ đều ổn, cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.

    Giờ đây, sự quan tâm cuối cùng còn lại được dành cho những thứ quan trọng nhất, đó là gia đình, bạn thân và sở thích. Đủ rồi, đó là những thứ khiến cuộc sống hạnh phúc.

    Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta tỉnh dậy và thấy mình đã già, răng còn chẳng còn chứ nói gì đến sự quan tâm. Tới đây, mọi thứ dường như biến mất, hào quang cuộc sống giờ chỉ còn lại là những tháng ngày chậm rãi. Chúng ta chẳng còn năng lượng để mà quan tâm đến gì nữa.

    Và rồi, lại một ngày nào đó, chúng ta tỉnh dậy và được bao vây bởi những người quan trọng nhất trong cuộc sống, đó là những người vẫn sẵn sàng dành sự quan tâm tới chúng ta, sau một hơi thở, mọi thứ tắt lịm, cuộc sống kết thúc. Chúng ta tiếp cận một thế giới không ai biết mà cũng chẳng ai quan tâm.

    Theo CafeBiz/Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày