Nghe về kim tự tháp nhiều rồi, đã có ai được vào hẳn bên trong chưa? Đó thực sự là một trải nghiệm... đáng quên
Nghe về kim tự tháp nhiều rồi, đã có ai được vào hẳn bên trong chưa? Đó thực sự là một trải nghiệm... đáng quên
*Bài viết dựa trên trải nghiệm của Harrison Jacobs - cây viết của Business Insider
Biểu tượng của Ai Cập là kim tự tháp - đây hẳn là điều không ai có thể chối cãi. Và trong số đó thì Đại kim tự tháp Giza là nổi tiếng nhất. Là đại công trình cổ xưa nhất của con người với niên đại cách đây gần 5000 năm, một trong 7 kỳ quan nhân tạo của lịch sử loài người, nên không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều tín đồ du lịch ao ước được ghé thăm kim tự tháp Ai Cập.
Nhưng đã có ai nghĩ đến việc thử bước vào bên trong một kim tự tháp chưa? Harrison Jacobs - phóng viên quốc tế của Business Insider đã làm vậy, và anh nhanh chóng nhận ra đó là một trải nghiệm đáng quên.
Trải nghiệm trong một kim tự tháp Ai Cập
Chuyến đi đến Ai Cập của Jacobs diễn ra vào tháng 12, và anh quyết định dành nguyên một ngày để trải nghiệm nhiều kim tự tháp nhất có thể - bao gồm cả Đại kim tự tháp Giza, kim tự tháp Djoser, Unas, Bent, và kim tự tháp đỏ.
Nơi đầu tiên Jacobs chọn là kim tự tháp Đỏ - kim tự tháp lớn nhất trong khu lăng mộ Dahshur. Đây cũng là kim tự tháp lớn thứ 3 của Ai Cập, và quan trọng nhất là nó cho du khách được vào trong miễn phí, miễn là mua vé tham quan cả khu tổ hợp. Nếu là ở Đại Kim tự tháp Giza, bạn sẽ phải trả thêm $10 - $15 nếu muốn vào trong, dù đã mua vé tham quan cả khu trước đó.
Tuy nhiên, trải nghiệm ấy lại không như anh tưởng tượng. Trước tiên, cần nhớ rằng các kim tự thác vốn không phải công trình dành cho người sống. Đó là nơi để người chết an nghỉ, đồng thời bảo vệ họ khỏi những kẻ trộm mộ đến quấy nhiễu.
Vậy nên rõ ràng trải nghiệm của người sống trong kim tự tháp sẽ không có gì thoải mái cả. Để vào được bên trong, Jacobs phải đi xuống một cầu thang hẹp dài cả trăm mét, dẫn đến một lối đi ngang nhỏ và ngắn. Khi xuống cuối cầu thang, thậm chí ánh sáng phía trên cũng không còn chạm đến nữa.
Jacobs đến tham quan kim tự tháp Đỏ vào một ngày vắng khách, nhưng vẫn phải né tránh một số du khách đang trèo lên. Điều này cho thấy không gian bên trong thực chất rất chật hẹp. Giả như đông người hơn, một người bình thường chắc cũng cảm thấy sợ vì ngột ngạt và chật chội.
Cầu thang kéo dài trong kim tự tháp
Sau khi băng qua con đường nằm ngang, Jacobs đến khu hầm lớn nhất - một căn phòng hình tam giác, với trần nhà cao khoảng 12m. Trải nghiệm của anh lúc này là ngột ngạt và nóng, dù đang là một ngày mùa đông khá mát mẻ. Các bức tường ẩm thấp, mốc meo khó ngửi, khiến Jacobs phải bị khăn vào miệng để tránh hít phải nấm và bụi.
Vậy mà, anh vẫn ho sù sụ.
Mùi mốc, cộng thêm không gian chật hẹp gây sợ hãi, trải nghiệm khám phá kim tự tháp của Jacobs cũng không mấy thú vị. Tất cả những gì bên trong là các lối đi ngắn và hẹp, những căn phòng rỗng không, và một vài bức vẽ bậy của du khách thiếu ý thức, hoặc của những kẻ trộm mộ trong quá khứ.
Không giống như các khu lăng mộ trong Thung lũng của các vị Vua (Valley of the Kings - thung lũng được xây dựng nhiều lăng mộ cho các Pharaoh), tường kim tự tháp chẳng có nổi một ký tự tượng hình của người Ai Cập cổ. Những kẻ trộm mộ và giới khảo cổ đã mang đi mọi thứ có giá trị trong đó. Chẳng còn xác ướp, chẳng có bọ hung, cũng không có cổ vật nào hết.
Mỗi phòng, Jacobs tham quan rất nhanh vì chẳng có gì cả, rồi nhanh chóng quay ngược trở ra hít thở không khí trong lành, khép lại một trải nghiệm đáng quên.
Đến đây, nhiều người có thể thắc mắc rằng phải chăng Đại kim tự tháp Giza sẽ khác? Dù sao cũng phải mất $10 để vào cơ mà?
Jacobs cũng thắc mắc y như vậy, nhưng anh chọn cách đi hỏi những du khách khác đã từng vào trong đó. Câu trả lời là bên trong cũng... chẳng khác gì cả: vẫn những bức tường gạch, những lối đi chật hẹp, chỉ khác là có đông du khách hơn thôi.
Khỏi phải nói, đừng có mơ mà Jacobs chi tiền lần này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"