Không phải sự sống tới từ hành tinh khác, chỉ là các thành phần cấu tạo nên nó thôi nhé!
- Bay xa quá tầm mắt người điều khiển, drone DJI Phantom 4 va chạm với siêu trực thăng “Diều hâu đen” của không quân Mỹ
- Nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất được tạo ra bởi một vụ va chạm thiên thạch từ thời cổ đại
- [Sự kiện lớn] Hai ngôi sao neutron va chạm mạnh, đem lại cho chúng ta vô vàn dữ liệu quan trọng, chứng minh lời tiên tri của Einstein hơn 100 năm trước
- NASA đang gấp rút thử nghiệm cách không tưởng để đẩy lùi tiểu hành tinh có thể sẽ va chạm với Trái đất
- Âm thanh va chạm của hai hố đen: nhẹ nhàng và du dương đến không ngờ
Trong báo cáo khoa học mới, các nhà nghiên cứu khẳng định sự sống xuất hiện là nhờ một hành tinh đâm sầm vào Trái Đất từ hàng tỷ năm trước. Những lời lẽ này mở ra cánh cửa dẫn tới một loạt câu hỏi khác cần khoa học trả lời.
Cũng chính từ vụ va chạm từ 4,4 tỷ năm đó mà Mặt Trăng đã hình thành. Nếu bạn chưa biết: thì cũng theo chính giả thuyết trên, đất đá văng ra khỏi Trái Đất từ vụ va chạm đã tạo thành Mặt Trăng; hay nói cách khác, Mặt Trăng chính là một phần của Trái Đất. Bạn vừa biết thêm về Giả thuyết Vụ Va chạm Lớn - Giant-impact hypothesis.
Nếu như nghiên cứu khoa học mới là đúng, ta vừa biết được nguồn gốc sự sống trên Trái Đất, và vừa phải đánh mắt lên không trung, tự hỏi xem các nguyên tố cần cho sự sống đó đã đi từ đâu để tới được đây?
Những gì nghiên cứu mới chỉ ra: vụ va chạm đã mang tới Trái Đất một loạt các nguyên tố mới, cần thiết cho sự sống. Hành tinh đã va với Trái Đất mới đang trong thời kỳ đầu phát triển, có lõi rất giàu sulphur.
Những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, những mô hình giả lập tạo bằng máy tính gợi ý rằng những phần nhỏ vụn ra từ hành tinh va với Trái Đất chính là nguồn nguyên tố dồi dào, cho phép Trái Đất có được sự sống. Đa số nguyên tố xuất hiện thêm là nitro và carbon – vốn tồn tại trong mọi sinh vật sống, tính cả con người chúng ta.
Nhà khoa học dẫn đầu dự án nghiên cứu, ông Rajdeep Dasgupta từ Đại học Rice, Texas nói: "Từ nghiên cứu thiên thạch cổ xưa, các nhà khoa học đã từ lâu biết rằng Trái Đất cũng như các hành tinh có bề mặt đất đá gồ ghề khác trong Hệ Mặt Trời đều rất thiếu chất dễ bay hơi.
"Nhưng các tranh cãi xoay quanh cơ chế bay hơi và việc có thêm chất dễ bay hơi vào đúng thời điểm quan trọng đang rất được quan tâm. Nghiên cứu của chúng tôi là trường hợp đầu tiên giải thích một cách hợp lý được mọi cơ chế bay hơi, cách thức có thêm được chất bay hơi, tất cả dựa trên bằng chứng địa hóa học".
Giáo sư Dasgupta nói nghiên cứu của họ có thể cho nhân loại hiểu biết về các thành phần sự sống, sự hình thành sự sống trên Trái Đất, từ đó suy rộng ra các hành tinh có khả năng có sự sống khác.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu những hành tinh gồ ghề đất đá, có kích cỡ tương đương Trái Đất thành hình nhờ một vụ va chạm với một thiên thể khác, khả năng cao nó sẽ nhận được những nguyên tố thiết yếu cho sự sống".
Nghiên cứu được dăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances.
Tham khảo Independent
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4