Hiện tượng nước biển ấm lên đang đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của các thềm băng tại Nam Cực. Và video cận cảnh không gian dưới dưới thềm băng vĩnh cửu sâu 300 mét sẽ cho bạn thấy điều đó rõ nhất.
Trong một chuyến khám phá thềm băng Ross ở Nam Cực thuộc chương trình Aotearoa New Zealand Ross Ice Shelf, các nhà khoa học đã thử khoan một lỗ sâu hơn 300 mét và tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới thềm băng Nam Cực.
Với diện tích tương đương với cả nước Pháp, thềm băng Ross thuộc New Zealand có tới 90% khối băng nằm dưới mặt nước và là một trong những thềm băng điển hình của Nam Cực.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đã tiến hành khoan một lỗ sâu 300 mét dưới thềm băng Ross để tìm ra những manh mối liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng nước biển ấm lên tại Nam Cực.
Dự đoán của các nhà khoa học hoàn toàn có cơ sở. Dữ liệu cho thấy, nước biển đã ấm hơn đáng kể so với những năm 1970, nhờ đó lần đo này đạt được độ sâu hơn đáng kể.
Chưa rõ liệu vùng nước ấm dưới thềm băng Ross có gây ảnh hưởng tới độ ổn định của cả thềm băng vĩnh cửu ở Nam Cực hay không. Tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy những bất ổn và nguy cơ tan chảy toàn bộ băng ở vùng cực Nam Trái Đất.
Băng tan không chỉ khiến mực nước biển dâng cao mà còn gián tiếp khiến hiện tượng Trái Đất nóng lên thêm phần trầm trọng, bởi lẽ một trong những nhiệm vụ của băng là phản xạ lại phần lớn ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
Mời bạn đọc theo dõi đoạn video ghi lại không gian dưới thềm băng Ross sâu hơn 300 mét tại Nam Cực:
Ngắm không gian bên dưới thềm băng Nam Cực ở độ sâu 300 mét
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập