Hẳn không ít người sẽ ngỡ ngàng đến giật mình khi nhìn thấy cảnh tượng chảy máu của "hòn đá" này.
Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào bức hình này và nói xem đó là gì nhé!
Bạn cho rằng, đó là 1 hòn đá, một sinh vật khổng lồ hay là 1 nhóm các loài sinh vật nhỏ bé túm tụm lại?
Với vẻ ngoài xù xì thô ráp này, hẳn nhiều người sẽ quả quyết chúng là 1 hòn đá nằm chơ vơ trên bãi biển. Nhưng không, sự thật chúng là "hòn đá sống" - 1 sinh vật biển độc đáo tên Pyura chilensis, tập trung nhiều ở khu vực Chile và Peru.
Đặc biệt hơn nữa là khi ta cắt chúng ta, chúng sẽ để lộ phần thịt đỏ hỏn bên trong - điều mà không ít người sẽ cảm thấy khiếp sợ.
"Hòn đá" biết chảy máu ư?
Nhưng bạn cho rằng phần màu đỏ này là máu và thịt của chúng ư? Không đâu nhé, máu của loài Pyura chilensis trong suốt, và trong máu tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi nữa cơ.
Phần "máu đỏ" mà bạn thấy khiếp sợ kia thực chất là mô của sinh vật.
Giống như khá nhiều loài sinh vật biển khác, Pyura chilensis sở hữu hệ thống thần kinh đơn giản - không có bộ não trung tâm. Chúng cũng không thể di chuyển thế nên duy trì sự sống bằng cách lọc hút các vi sinh vật trong nước biển để nuôi dưỡng chính bản thân mình.
Đời sống tình dục của loài sinh vật nhỏ này rất đặc biệt. Lúc ra đời, tất cả Pyura chilensis đều thuộc giống đực nhưng khi trưởng thành, chúng lại trở nên lưỡng tính.
Chúng sinh sản bằng cách phun những đám mây tinh trùng và trứng vào vùng nước xung quanh. Nếu Pyura chilensis sống đơn độc, nó sẽ sinh sản bằng cách tự thụ tinh.
Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ là thế nhưng "thực phẩm" thu được từ "hòn đá máu" này lại được cho là 1 đặc sản đấy.
Người dân khu vực Peru, Chile thường dùng Pyura chilensis để chế biến món ăn. Phần mô đỏ của sinh vật này hơi đắng và có vị giống xà phòng - nhưng đó lại là điểm nhấn khiến bất cứ ai thưởng thức xong cũng khó lòng quên được.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời