Dù không công bố chính thức nhưng theo một báo cáo phân tích mới đây cho biết, Alphabet, công ty mẹ của Google đang phải gánh một khoản lỗ lớn cho các dự án đầu tư dài hạn và "viễn tưởng" của mình.
Theo hãng phân tích Pacific Crest, Alphabet, công ty mẹ của Google, đang mất 1,5 tỷ USD mỗi năm cho các công ty khác ngoài Google.
Các công ty con này có các mảng kinh doanh khác, đa dạng trên nhiều lĩnh vực ngoài Google, bao gồm đầu tư (Google Ventures), thiết bị phần cứng cho ngôi nhà tự động hóa (Nest), xe tự hành và các dự án “viễn tưởng” khác thuộc Google X.
Alphabet được thành lập vào tháng Tám năm 2015, là cổ đông chính của Google. Thành lập nên Alphabet là nỗ lực để các nhà đầu tư thấy rõ hơn khoản đầu tư của họ sẽ được dùng vào việc gì, đặc biệt là liên quan đến các công ty con nhỏ hơn, với lĩnh vực kinh doanh nằm ngoài bộ phận tìm kiếm cốt lõi của Google.
Theo Pacific Crest, chỉ có ba trong số các công ty con này – Nest, Google Fiber (công ty trong bộ phận “Truy cập mạng và Năng lượng”) và Replicant (mảng kinh doanh robot) – là tạo ra được doanh thu (nhưng không có lợi nhuận). Vì vậy, tính tổng doanh thu và chi phí của các công ty con ngoài Google này, công ty mẹ đang lỗ khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm (con số này không bao gồm phần “chia sẻ doanh thu, chi phí hoạt động, quản trị và khấu hao cơ sở vật chất.”)
Pacific Crest cho biết hãng đã tổng hợp từ các nguồn dữ liệu công khai – ví dụ số lượng nhân viên, doanh thu, lợi nhuận – và các nguồn khác để tạo ra bảng phân tích về tình hình kinh doanh của Alphabet.
Báo cáo kết quả kinh doanh Quý Ba của Alphabet cho thấy, doanh thu của công ty đạt 18 tỷ USD với lợi nhuận 4 tỷ USD tăng 2,74 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.
Cũng theo Pacific Crest, tổng giá trị của các khoản đầu tư bên ngoài Google hiện ở mức khoảng 22 tỷ USD. Trong đó mảng kinh doanh xe tự hành của Google được ước tính trị giá 8 tỷ USD, trở thành tài sản có giá trị nhất của Alphabet ngoài Google. Công ty Google Ventures, một công ty đầu tư, có giá trị thứ hai với khoảng 7 tỷ USD. Nest đứng ở vị trí thứ ba với giá trị ước tính khoảng 3 tỷ USD, tương đương với số tiền Google đã bỏ ra để thâu tóm công ty này vào năm 2014.
Sergey Brin còn rất nhiều việc phải làm với các dự án "bắn mặt trăng" của mình.
Giá trị của Google Ventures được ước tính dựa trên số cổ phần của công ty tại Uber, dịch vụ chia sẻ chuyến đi đang phát triển nhanh trên thế giới. Theo Pacific Crest, Google Ventures hiện có khoảng 10% cổ phần tại Uber (công ty hiện đang được định giá 68 tỷ USD) và hàng loạt các khoản đầu tư khác, bao gồm cả Medium, nền tảng dùng trong xuất bản, và Nextdoor, mạng xã hội mang tính địa phương.
Báo cáo của Pacific Crest cũng dự tính số lượng nhân viên của các công ty này. Trong đó, Nest được cho là đông nhân viên nhất, theo tính toán của hãng nghiên cứu, với khoảng 1100 người. Tiếp sau đó là Google Fiber với khoảng 750 nhân viên. Các con số này được coi là quan trọng để ước tính doanh thu và các khoản lỗ. Các khoản chi cho nhân viên “là chi phí chính trong các đơn vị kinh doanh”. Hiện Alphabet có tổng số khoảng 60.000 nhân viên.
Trong năm 2015, Google X là một trong những công ty con có khoản lỗ lớn nhất bên trong Alphabet, với khoảng 282 triệu USD, theo tính toán của Pacific Crest. Google X hiện đang chịu trách nhiệm phát triển hàng loạt các dự án, từng được coi là “viễn tưởng”, bao gồm Google Glass và Project Loon, dự án dùng khinh khí cầu để phủ sóng Wifi cho các vùng xa xôi. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu, Google Fiber lỗ khoảng 304 triệu USD.
Cho dù có những mảng kinh doanh thua lỗ, nhưng Pacific Crest vẫn lạc quan về triển vọng của Alphabet với mức giá cổ phiếu sẽ nằm trong khoảng 820 USD đến 850 USD. Hiện giá cổ phiếu của Alphabet đang được giao dịch quanh mức 740 USD.
Theo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"