Ngoài khẩu trang mùa dịch bệnh, đây là những món đồ vẫn đang bị độn giá lên nhiều lần mà chúng ta chẳng bao giờ để ý
Nhiều nhà sản xuất, bán lẻ dường như không từ một thủ đoạn nào chỉ để thu về nhiều tiền hơn từ những sản phẩm vốn chẳng hề đắt đỏ như cái giá của nó.
- Hãng bia Corona tự tin khẳng định: Khách hàng sẽ không vì nhầm lẫn với chủng virus mới mà quay lưng với chúng tôi
- Gần 11.000 rạp chiếu phim đóng cửa, 60 triệu dân bị cách li, thủ phủ sản xuất ô tô lao đao: Virus corona đang tàn phá nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu ở quy mô chưa từng có
- BS Phạm Nguyên Quý: Khẩu trang y tế và N95 dùng cái nào đủ để phòng Corona? Ai cần đeo khẩu trang?
Những ngày này, cả thế giới đang phát cuồng về dịch cúm từ virus corona. Kéo theo đó là cơn sốt khẩu trang cũng như nước rửa tay ở những nơi đã có người nhiễm bệnh. Riêng ở Hà Nội từ hôm qua, nhiều nhà thuốc, cửa hàng đã bắt đầu độn giá những hộp khẩu trang y tế và nước rửa tay diệt khuẩn lên vài lần, từ 50.000 đồng/hộp lên tới 200.000 đồng, thậm chí cao hơn nữa. Tất nhiên, với tâm lý sợ hãi thì nhiều người dân vẫn phải cắn răng chịu đắt mà mua.
Thế nhưng, việc lợi dụng kẽ hở thị trường hay sử dụng các chiêu trò để “hút máu” người tiêu dùng thực tế vẫn diễn ra hàng ngày, chỉ là chúng ta chẳng mảy may quan tâm mà thôi. Dưới đây là tổng hợp những món hàng thường xuyên bị độn giá lên, chậm chí tới hàng chục lần mà nhiều khả năng cao là bạn vẫn đang tiêu thụ hàng ngày.
Nhẫn kim cương
Bạn có biết tại sao kim cương lại đại diện cho sự quyền quý cao sang, chỉ dành cho giới nhà giàu không? Là vì các ông chủ tài phiệt của những công ty khai thác bảo thế, ví dụ như Da Beers chẳng hạn.
Những công ty này từ trước tới nay đã chi trả không biết bao nhiêu tiền để quảng cáo rằng đây là một loại đá rất quý hiếm, khó khai thác và đánh mạnh vào tâm lý thích thể hiện của giới giàu sang, là kim cương dù đắt đến mấy cũng hoàn toàn xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra.
Trên thực tế, một chiếc nhẫn cưới kim cương được bán với với giá 6000 USD có thể chỉ có giá trị thực là 500 USD mà thôi. Số tiền còn lại đơn giản là dùng để… khoe cho thế giới thấy bạn có nhiều tiền.
Vé máy bay
Có thể bạn chưa biết, nhưng nhiều hãng hàng không, website bán vé máy bay có thể theo dõi các hoạt động tìm kiếm, xem và mua vé máy bay của bạn trong quá khứ để tự động tăng giá của các loại vé mà bạn định mua. Thậm chí, nhiều hãng còn thay đổi giá theo thiết bị mà bạn sử dụng, ví dụ như dùng máy tính Windows thì sẽ có giá rẻ hơn, còn ai dùng máy MAC thì sẽ tự động bị tăng thêm, đôi khi có thể là gấp đôi.
Để tránh bị theo dõi, hãy xóa lịch sử duyệt web và cookies trình duyệt trước khi mua, hoặc đổi sang mua từ các thiết bị khác.
Bim bim dạng gói
Giờ thì ai cũng hiểu là phần khí bên trong một gói bim bim là để tránh cho chúng bị vỡ nát trong quá trình vận chuyển, lưu trữ chứ không phải vô dụng. Tuy nhiên, sự thật là tỉ lệ khí chỉ cần vào khoảng 42% thể tích gói thôi là đủ rồi, nhưng nhiều nhà sản xuất vẫn thích tăng con số lên cỡ 70%, chẳng để làm gì cả, chỉ để đánh lừa người mua thôi.
Vậy nên, câu nói đùa rằng mua bim bim phải trả tiền không khí nữa cũng có phần đúng đấy!
Đồ uống ở hàng quán
Ở nhiều hàng quán đồ uống, nhất là với các thương hiệu, chuỗi cửa hàng lớn, tỉ lệ đá và nước thường không hề cân xứng với số tiền mà bạn bỏ ra. Thậm chí, một số chuỗi đồ uống còn bị “bóc phốt” rằng, dù bạn có chọn upsize đồ lên thì phần nước uống thật cũng vẫn vậy, nhân viên chỉ cho thêm đá hoặc nước lọc vào cho “đúng quy trình” thôi.
Giày hàng hiệu
Thông thường, một đôi giày giá 100 USD của Nike tốn gần 30 USD để sản xuất. Riêng đôi Air Jordan thì chỉ tốn 16 USD để làm ra ở công xưởng Trung Quốc, nhưng giá bán thì bị độn lên 400 USD lận. Đúng là tiền chi trả cho các khoản quảng cáo, vận chuyển, bán hàng… thì có cao thật, nhưng giá bán lại tăng tới 2500% thì quả thật không xứng đáng chút nào.
Hộp mực của máy in
Các nhà sản xuất máy in thực tế không lấy lãi nhiều, thậm chí có thể chịu bán lỗ từ những chiếc máy in, và hộp mực mới là “mỏ vàng”. Khi bạn mua về một chiếc máy in giá rẻ thì tức là đã tự kí lấy một hợp đồng nộp tiền thêm cho nhà sản xuất trong quá trình sử dụng.
Theo PCWorld, những loại máy in rẻ tiền thường gây hao tốn mực thì chớ, hộp mực của chúng có thể được thiết kế để không bao giờ dùng được hết sạch, vừa gây lãng phí mà vừa tốn tiền mua mới. Dù còn tới 40%, một số dòng máy in vẫn sẽ báo hết mực, buộc ngừng hoạt động và bạn chẳng thể làm gì khác ngoài đi mua hộp mới về thay.
Theo Consumer Reports, nhiều nhà sản xuất thực tế chỉ thu được lãi từ những hộp mực, vì thế nên họ cần làm gì đó để khách hàng phải thay mực nhiều hơn. Có thể nói, mua máy in cũng giống như trả góp vậy, giá của chiếc máy chỉ là phần trả trước, và còn lại thì chia phần vào những hộp mực mà bạn phải mua sau này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"