Nghe chừng hơi "giả tưởng" nhỉ?
Nghe như một ý tưởng bước ra từ phim khoa học giả tưởng, nhưng tại Anh, các nhà khoa học đang bỏ thời gian và tiền bạc ra để nghiên cứu tìm ra cách “nhân giống” drone trong phòng thí nghiệm.
Hiện tại, máy bay chiến đấu của Anh đang sử dụng nhiều thành phần được tạo nên bởi máy in 3D. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng chính công nghệ ấy để tạo nên drone.
Quá trình chế tạo drone bằng hóa học.
Lợi thế của việc này là quá rõ ràng: việc có thể tạo nên những thiết bị chiến đấu ngay gần khu vực chiến sự, sẽ khiến quân đội Anh có thể có được lợi thế cực lớn trước bất kì kẻ thù nào.
Tiến sĩ Lee Cronin tại Đại học Glasgow đang đưa công nghệ in 3D lên một tầm cao mới với những giúp đỡ từ hệ thống BAE, ông đang tiến hành tạo nên một thứ mang tên “máy tính hóa học” – chemputer. Theo giả thuyết, chiếc máy này sẽ tạo ra được những bản sao nhỏ của những chiếc máy bay không người lái kia ngay trong phòng thí nghiệm.
Khi mà chiếc máy in 3D tạo nên những thành phần cấu tạo cho chiếc drone, thì chemputer tăng tốc quá trình phản ứng hóa học ở mức phân tử.
Một đột phá lớn như vậy sẽ tăng tốc độ sản xuất của drone từ vài tháng, vài năm một cái xuống còn vài tuần. Đây mới chỉ là ý tưởng, giáo sư Cronin thừa nhận việc tạo ra những chiếc máy bay nhỏ như vậy “thực sự là một thử thách”.
Nhưng nếu thành công, thì việc tạo nên những công nghệ phức tạp cần ít sự can thiệp của con người sẽ là tương lai của ngành lắp ráp chế tạo.
Ngoài việc chế tạo drone, một công ty Anh, Reaction Engines Limited, đang phát triển một loại tên lửa có khả năng bay nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Hệ thống BAE cũng đã đầu tư 20 triệu Bảng Anh vào dự án này.
Có vẻ như họ nhìn thấy được tiềm năng của việc đầu tư phát triển máy bay quân sự, những máy bay lắp ráp nhanh và có thể với tới mục tiêu nhanh hơn nhiều bất kì hệ thống phản lực nào. Với một vận tốc như vậy, việc đánh bại các hệ thống phòng thủ không quân, phòng thủ tên lửa đơn giản hơn rất nhiều.
Trước khi các bạn cho rằng việc đó là viển vông, hãy nhớ rằng tốc độ phát triển của công nghệ nhanh đến mức nào, khi mà hiện tại quân đội đang sử dụng công nghệ in 3D một cách rộng rãi. Một tàu mẫu hạm Mỹ có sẵn trên boong một máy in 3D, Không Lực Mỹ đang huấn luyện nhiều người điều khiển drone hơn là huấn luyện phi công mới và thậm chí, chiếc phi cơ F35 mới nhất cũng được người ta gọi là “chiếc phi cơ chiến đấu có người lái cuối cùng”.
Như giáo sư Nick Colosimo thuộc đội ngũ nghiên cứu của hệ thống BAE đã nói: “thế giới máy bay quân sự và dân sự đang dần tiến hóa”.
Tham khảo BBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"