Người đi tàu điện ngầm ở Trung Quốc không cần dùng thẻ, chỉ đơn giản là "lướt khuôn mặt" là có thể đi vào ga
Hệ thống tàu điện ngầm phía nam thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để trả tiền vé đi tàu.
Thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đã ra mắt hệ thống nhận dạng khuôn mặt để ra vào hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố này, các thành phố khác như Tế Nam, Thượng Hải, Thanh Đảo, Nam Kinh và Nam Ninh cũng đang thử nghiệm hệ thống tương tự.
Những người già trên 60 tuổi có thể đăng ký hệ thống để vào cửa miễn phí tại một số lối vào ga tàu điện ngầm.
Công nghệ này đã được phát triển bởi nhà điều hành tàu điện ngầm và gã khổng lồ internet Tencent của Trung Quốc, đồng thời thành phố Thâm Quyến cũng có kế hoạch mở rộng hình thức miễn trả vé tàu điện ngầm cho các cựu binh nhờ vào công nghê này.
Hiện tại, dịch vụ này mới chỉ được áp dụng tại 18 trạm dừng chân trên Tuyến 11, 28 cổng tự động và 60 quầy bán vé tự động.
Thâm Quyến cũng đã thử nghiệm công nghệ thanh toán nhận dạng khuôn mặt trong tàu điện ngầm với hệ thống bán vé thử nghiệm được lắp đặt tại ga Futian vào tháng 3 vừa qua.
Thay vì sử dụng tiền mặt hoặc quét mã QR trên điện thoại di động để thanh toán tiền vé, người dùng có thể được quét khuôn mặt và tiền vé sẽ được khấu trừ từ tài khoản đã đăng ký.
Thâm Quyến là một trong một số thành phố ở Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong các hệ thống giao thông công cộng.
Hiện mức độ triển khai công nghệ này đang tiến triển tốt. Theo thống kê, có khoảng 500 người quét nhận diện khuôn mặt để trả tiền vé tại thành phố Tế Nam mỗi ngày.
Tại Quảng Châu của Trung Quốc, các máy nhân dạng khuôn mặt cũng đã được lắp đặt thử nghiêm vào ngày 19/9 vừa qua ở hai ga tàu điện ngầm trong thành phố.
Cho tới này, đã có khoảng 10 thành phố áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong các loại hình giao thông công cộng, trong đó có Thượng Hải, Thanh Đảo, Nam Kinh và Nam Ninh, đang sử dụng các hệ thống trên cơ sở thử nghiệm.
Việc sử dụng các dịch vụ thanh toán áp dụng công nghệ này là một bước tiến lớn trong nỗ lực tích hợp công nghệ dựa trên nhận dạng khuôn mặt và các dạng trí tuệ nhân tạo khác vào cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông Trung Quốc, AI đã được sử dụng để quét khuôn mặt tại những đám đông trong các sự kiện như buổi hòa nhạc để giúp cảnh sát phát hiện và sau đó bắt giữ một số nghi phạm bị truy nã.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 1 về thanh toán di động của Hiệp hội Ngân hàng Thanh toán Trung Quốc, 85% số người được hỏi trong cuộc khảo sát vào năm 2018 cho biết họ sẵn sàng sử dụng các hệ thống sinh trắc học như dấu vân tay hoặc quét khuôn mặt để thanh toán.
Tuy nhiên, 73,8% số người được hỏi cho biết họ lo lắng về rò rỉ dữ liệu cá nhân.
Các quốc gia khác cũng đang triển khai các hệ thống nhận dạng khuôn mặt, bao gồm Ấn Độ, nơi được cho là đang nhắm đến việc xây dựng một trong những hệ thống lớn nhất thế giới.
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ mở thầu vào tháng tới để xây dựng một hệ thống tập trung dữ liệu nhận dạng khuôn mặt được ghi lại qua camera giám sát trên toàn quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4