Người nghèo ở Trung Quốc đã có cách kiếm tiền rất tốt: Livestream kiếm sống
Cựu nhà báo Jessie Tan trầm ngâm về hiện tượng người nghèo ở Trung Quốc chuyển từ ăn xin trên đường phố sang livestream kiếm sống.
- Sau 5 năm ngó lơ, Microsoft và Mozilla cuối cùng mới chịu sửa lỗi 'ngốn' hiệu năng CPU trên Firefox
- Kêu gọi toàn ngành AI tạm dừng phát triển trong 6 tháng, Elon Musk lại âm thầm thực hiện dự án riêng, mua hẳn 10000 GPU để phục vụ nghiên cứu
- Sự dễ dãi của TikTok và nỗi ám ảnh của phụ huynh khi con phát cuồng vì được "biến hình"
- Vì sao FBI khuyến cáo người dùng không nên sạc điện thoại tại nơi công cộng như sân bay, khách sạn?
Vào buổi tối, một trong những thú vui của tôi là lướt Douyin (phiên bản Trung Quốc của TikTok). Mặc dù chỉ có thể truy cập ở Trung Quốc đại lục, Douyin đã có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và sự đa dạng của nội dung trên nền tảng này thật sự không thể tin được.
Bên cạnh những video của những người nổi tiếng có sức hút, những nội dung trên Douyin còn bao gồm những người chơi mạt chược chuyên nghiệp, nhạc sĩ và vũ công Trung Quốc, vận động viên quốc gia hay thậm chí là cả hướng dẫn viên chuyên nghiệp cung cấp miễn phí các chuyến tham quan trực tuyến. Tôi thường dành rất nhiều thời gian để xem các video và livestream của họ.
Giống như TikTok, khi tôi mở ứng dụng Douyin, trang “Dành cho bạn” là trang đầu tiên bật lên, bao gồm nội dung từ những người sáng tạo mà tôi không theo dõi nhưng thuật toán của ứng dụng cho rằng có thể tôi sẽ quan tâm.
Thông thường, những đề xuất này bao gồm các video hài hước và động vật dễ thương, phù hợp với thói quen xem Douyin của tôi. Nhưng đến một ngày nọ, tôi xem được video về một người mẹ và đứa con bị ung thư của cô ấy.
Kể từ đó, nhận thấy rằng tôi bị thu hút bởi nội dung như vậy, thuật toán của Douyin đã đề xuất nhiều câu chuyện hơn về các gia đình Trung Quốc khiến người xem phải xúc động.
Có người mẹ bị tổn thương não sau khi sinh con trai, giờ đã biết đi và biết nói trở lại; một cặp vợ chồng đều bị khuyết tật về thể chất; một phụ nữ trẻ xinh đẹp bị co giật tay chân; một cặp ông bà đang nuôi dạy hai đứa cháu chậm phát triển; một người phụ nữ bị chồng ly hôn sau khi biết con mình mắc bệnh bẩm sinh… Chắc chắn, tôi sẽ đau buồn cho từng đối tượng sau khi xem xong video của họ.
Và thật thú vị, tôi nhận thấy rằng các tài khoản này sẽ tiến hành các buổi livestream thường xuyên hoặc thậm chí hàng ngày để bán các sản phẩm từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến thực phẩm. Vì những người sáng tạo này là người khuyết tật hoặc là người chăm sóc chính của người khuyết tật và không thể có công việc ổn định nên nội dung đó có thể là nguồn thu nhập duy nhất của họ.
Trên thực tế, những người ăn xin trên đường phố Bắc Kinh ngày càng ít. Tôi đã từng bắt gặp một người đàn ông chơi đàn nhị và một vài phụ nữ trung niên bán hoa hồng ở Sanlitun, nhưng chỉ có vậy thôi. Bạn sẽ không còn thấy nhiều người ăn xin như trước tại các điểm du lịch nổi tiếng như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành và Di Hòa Viên nữa.
Có lẽ đại dịch đã khiến việc đi lại và ra ngoài trở nên khó khăn. Số lượng người ăn xin trên đường phố giảm cũng có thể là do các cá nhân hiện đang thoát nghèo tại nhà bằng cách sử dụng công nghệ như livestream trên mạng.
Tôi nghĩ việc này có nhiều cái lợi. Đầu tiên, họ có thể ở trong nhà tương đối thoải mái để chăm sóc người phụ thuộc hoặc được người nhà chăm sóc mà không phải lo lắng bản thân sẽ phải qua đêm ở đâu, có bị đuổi hay không.
Thứ hai, họ không còn bị động chờ đợi lòng hảo tâm của người đi đường mà có thể chủ động tìm kiếm sản phẩm để bán hàng online bằng chính sức mình thông qua các buổi livestream. Thứ ba, họ có thể tiếp cận nhóm người mua lớn hơn từ khắp Trung Quốc, thay vì số lượng người qua đường hạn chế trên một đoạn phố.
Tham khảo Think China
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời