Người Nhật mới phát minh ra một thiết bị giúp bạn phát hiện thực phẩm ôi thiu cực dễ dàng

    Thiên Long,  

    Tấn film nhựa đặc biệt này có thể phát hiện khi nào cá và thịt bắt đầu bị ôi thiu.

    Một nhóm nghiên cứu tại ĐH. Yamagata, Nhật bản đã phát triển một loại cảm biến phát hiện độ tươi của thực phẩm. Cảm biến này có dạng như một tấm film nhựa siêu mỏng.

    Cảm biến hoạt động bằng cách phát hiện loại chất hóa học có tên histamin. Chất này tích tụ khi vi khuẩn bắt đầu phân hủy axit amin. Chỉ với một lượng rất nhỏ, chúng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho người dùng.

    Nhiều thiết bị cũng có chức năng phát hiện histamin trong thực phẩm nhưng sở hữu kích thước khá lớn và khó sử dụng.

    Ngược lại, cảm biến này của các nhà khoa học Nhật Bản khá nhỏ gọn và dễ sử dụng. Người dùng chỉ cần đặt các tấm film có chứa cảm biến lên trên thịt hoặc cá để bắt đầu đo.

    Để chế tạo cảm biến, giáo sư Shizuo Tokito cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu điện tử hữu cơ đã in một dạng vật liệu dẫn điện vào trong tấm film nhựa để gắn điện cực và mạch.

     Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Nhóm nghiên cứu của Tokito hiện đang phát triển cảm biến đặt tại các điểm thử độ tươi ở nhiều quầy hàng. Theo nhóm, độ mỏng của tấm flim sẽ cho phép gói buộc, đảm bảo theo dõi liên tục độ tươi của thực phẩm khi đến tay người dùng. Tấm film này được hy vọng sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cả hai bên người mua và người bán.

    Thậm chí, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tích hợp mạch không dây vào tấm cảm biến giúp kiểm soát độ tươi của thực phẩm thông qua các thiết bị như smartphone hoặc máy tính bảng.

    Dự kiến, sản phẩm thương mại sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 3 năm tới. Ngoài ra, các nhà khoa học đang tính đến việc sẽ phát hành thêm một loại cảm biến mới, có thể giám sát độ chín của hoa quả.

    Tham khảo Nikkei

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ