Một phụ nữ Pháp đang kiện gã khổng lồ viễn thông Orange ra tòa vì “quấy rối đạo đức và phân biệt đối xử tại nơi làm việc” với cáo buộc công ty trả lương cho cô trong 20 năm mà không giao cho cô bất kỳ nhiệm vụ nào.
- Công nghệ Trái Đất phải đối mặt với mối đe dọa vũ trụ!
- Sẽ như thế nào nếu BMW F 900 GS 2024 lột xác thành 'chiến binh enduro'?
- Đường xi măng rõ ràng có khả năng chịu mài mòn cao hơn đường nhựa, vậy tại sao nhựa đường lại được sử dụng trên đường cao tốc?
- Vì sao thuế gà của Đức lại dẫn đến sự bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ?
- Hồ muối lớn ở Utah: Bí ẩn đằng sau hai màu nước xanh và đỏ
Laurence Van Wassenhove gia nhập France Telecom (tiền thân của Orange) vào năm 1993 với vị trí thư ký và nhân viên phòng nhân sự. Khi đó, công ty đã biết về tình trạng liệt nửa người (liệt một phần mặt và tay chân) và động kinh của cô nên đã sắp xếp cho cô một công việc phù hợp. Tuy nhiên, vào năm 2002, khi cô chuyển đến một vùng khác của Pháp, mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ hơn.
Vị trí mới không phù hợp với nhu cầu của Van Wassenhove, và báo cáo y tế nghề nghiệp đã xác nhận điều này. Tuy nhiên, Orange được cho là không hề điều chỉnh công việc cho cô, thay vào đó họ chọn cách trả lương đầy đủ cho cô trong suốt 20 năm tiếp theo mà không giao cho cô bất kỳ nhiệm vụ nào.
Bị Orange phớt lờ, Van Wassenhove đã nhiều lần báo cáo tình trạng của mình cho chính quyền và các cơ quan chống phân biệt đối xử. Những phải tới năm 2015, một hòa giải viên mới được chỉ định để giải quyết vụ việc của cô, nhưng vấn đề này vẫn không thể được giải quyết hiệu quả. Cuối cùng, Van Wassenhove buộc phải kiện công ty vì quấy rối và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Luật sư của Van Wassenhove cáo buộc Orange cố ý tạo áp lực để cô tự nghỉ việc bằng cách không cung cấp cho cô cơ hội làm việc phù hợp, họ "thà trả tiền cho cô ấy còn hơn để cô ấy làm việc", đồng thời cho biết thêm rằng người phụ nữ này đã đệ đơn khiếu nại công ty và 4 người quản lý của công ty vì "quấy rối và phân biệt đối xử về mặt đạo đức tại nơi làm việc liên quan đến tình trạng sức khỏe của cô ấy".
Luụt sư của Van Wassenhove khẳng định: "Việc làm việc đối với người khuyết tật có nghĩa là có một vị trí trong xã hội, được công nhận và có cơ hội giao tiếp". Trong trường hợp này, Van Wassenhove đã bị tước đoạt tất cả những điều đó trong suốt 20 năm.
Phía Orange cho biết họ đã "làm mọi thứ có thể" để đảm bảo Van Wassenhove có thể làm việc trong điều kiện tốt nhất, đồng thời "tính đến hoàn cảnh cá nhân" của cô và "liên tục trả lương đầy đủ" cho cô. Họ cũng tuyên bố đã lên kế hoạch cho Van Wassenhove quay trở lại làm việc ở vị trí phù hợp, nhưng kế hoạch này không thể thành hiện thực vì cô thường xuyên nghỉ ốm.
Câu chuyện của Van Wassenhove là một ví dụ điển hình về sự phân biệt đối xử nơi làm việc đối với người khuyết tật. Nó đặt ra những câu hỏi quan trọng về trách nhiệm của các công ty trong việc hỗ trợ nhân viên khuyết tật và đảm bảo họ có cơ hội làm việc bình đẳng.
Vụ việc của Van Wassenhove hiện đang thu hút sự chú ý của dư luận và có thể dẫn đến những thay đổi trong luật pháp và chính sách liên quan đến việc làm cho người khuyết tật tại Pháp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"