"Nếu tôi định thay đổi môn thể thao này, cách tốt nhất tôi có thể làm là chứng tỏ rằng phụ nữ cũng có khả năng như nam giới trên những ngọn núi cao", nữ vận động viên Kristin Harila cho biết.
- Các nhà khoa học tình cờ phát hiện được "hạt quỷ", giải đáp bí ẩn kéo dài suốt 67 năm
- Tại sao Israel được coi là siêu cường nhỏ nhất thế giới?
- Một người đàn ông Scotland tìm thấy xương cá heo 8.000 năm tuổi khi đang đào bể bơi cho các con của mình
- Mariana Web: Phạm vi tiếp cận sâu nhất và bí ẩn nhất của Internet?
- Các nhà khoa học phát hiện ra một tập hợp biến thể di truyền dường như có thể hạn chế lây nhiễm HIV
Có 14 ngọn núi trên Trái Đất cao hơn 8.000 mét (26.000 feet). Vào năm 2019, Nirmal Purja đã lập kỷ lục khi leo lên tất cả những ngọn núi đó một cách khéo léo trong sáu tháng sáu ngày. Giờ đây, một phụ nữ Na Uy tên là Kristin Harila và người hướng dẫn của cô, Tenjin Sherpa, đã phá vỡ kỷ lục đó, họ đã chinh phục tất cả 14 đỉnh núi chỉ trong ba tháng và một ngày.
Theo thông tin từ Allthatsinteresting, cô và Tenjin đã hoàn thành sứ mệnh của mình vào ngày 27 tháng 7 vừa qua, khi họ lên đỉnh K2 của Pakistan, sau 92 ngày bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.
Harila, 37 tuổi, là cựu vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp, và cô cảm thấy bản thân thực sự yêu thích môn thể thao leo núi sau khi chinh phục đỉnh Kilimanjaro vào năm 2015, nhưng phải mất vài năm sau đó cô mới quyết định chinh phục những đỉnh núi thử thách hơn nữa.
Cô ấy nói với The New York Times rằng cô ấy có ý tưởng chinh phục 14 đỉnh núi cao nhất thế giới khi bị cách ly trong phòng khách sạn ở đỉnh điểm của đại dịch COVID-19.
“Tôi bị mắc kẹt trong căn phòng này và không thể ngừng nghĩ về những đỉnh núi cao 8.000 mét trên hành tinh của chúng ta”, cô nói. “Tôi đã nghĩ: Tôi 35 tuổi và tôi thực sự muốn leo lên tất cả. Nếu tôi muốn làm điều đó, tôi cần phải làm điều đó thật nhanh”.
Harila bắt đầu thực hiện kế hoạch cố gắng leo lên tất cả 14 đỉnh vào năm 2022. Cô ấy đã hoàn thành 12 đỉnh đầu tiên, nhưng do không thể vào Trung Quốc vì hạn chế đi lại, bởi vậy vậy cô ấy không thể leo lên đỉnh núi nằm ở Tây Tạng.
Cuối cùng, khi đến được hai ngọn núi cuối cùng vào tháng 4 năm 2023, cô quyết định leo lại 12 ngọn núi trước đó để cố gắng đánh bại kỷ lục của Purja. Vì vậy, khi cô và Tenjin lên đến đỉnh Cho Oyu vào ngày 3 tháng 5, họ quay lại ngay và trở lại Makalu I ở Nepal, họ đã đứng trên đỉnh búi này chỉ sau 10 ngày. Năm ngày sau đó, họ leo lên Kangchenjunga.
Vào ngày 23 tháng 5, Harila và Tenjin đã leo lên đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới. Từ đó, họ chuyển sang chinh phục những đỉnh còn lại trong kế hoạch, tất cả 14 trong số đó nằm ở dãy núi Karakoram và Himalaya ở Tây Tạng, Nepal và Pakistan.
Chinh phục 14 đỉnh núi cao hơn 8.000 mét là một mục tiêu tương đối mới trong thế giới leo núi. Theo Tạp chí Smithsonian, người đầu tiên đạt tới 14 đỉnh núi là Reinhold Messner - mất 16 năm, từ 1970 đến 1986, để leo lên mà không cần sử dụng oxy bổ sung.
Kể từ đó, 53 người đã tuyên bố chinh phục được tất cả 14 đỉnh núi cao hơn 8.000 mét trên Trái Đất, mặc dù chỉ có bốn người trong số họ — tất cả là nam giới — được chính thức công nhận, theo The New York Times. Ở thời điểm hiện tại, Harila và Tenjin đã chính thức được ghi tên trong danh sách những người chinh phục được 14 đỉnh núi cao hơn 8.000 mét.
Tất nhiên, thành tựu của Harila và Tenjin không phải là không gặp phải những ý kiến trái chiều. Các nhà phê bình cho rằng việc Harila sử dụng máy bay trực thăng để vận chuyển vật tư và thiết bị từ trại này sang trại khác là hành vi thể hiện sự không công bằng.
Trên thực tế, người leo núi trung bình phải mất tới hai tháng và hàng chục nghìn đô la để lên tới một trong 14 đỉnh núi cao hơn 8.000 mét. Không rõ Harila đã chi bao nhiêu để đạt được mục tiêu của mình, nhưng có thông tin cho rằng nỗ lực leo lên tất cả 14 ngọn núi của cô vào năm 2022 đã tiêu tốn 500.000 USD.
Tuy nhiên, Harila và Tenjin Sherpa, những người đã làm việc trên núi từ khi còn là một thiếu niên, vẫn phải đối mặt với những thách thức trong cuộc chinh phục của mình. Điển hình là tình trạng tuyết lở, say độ cao và mất dấu lộ trình trong ba tháng qua. Theo Harila, K2 - ngọn núi cao thứ hai thế giới sau Everest - là ngọn núi khó chinh phục nhất. Đỉnh cao 8,611 mét, có “điều kiện rất khó khăn” và “tuyết rất dày”, nhưng cuối cùng Harila và Tenjin đã chiến thắng.
Cha của Harila nói: “Tôi không thể tự hào hơn về cô ấy”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"