Ngoài khả năng tạo ra sữa tơ nhện, những con dê này hầu như không có thay đổi gì về mặt sức khỏe, hình dáng và tính cách so với những con dê bình thường, các nhà khoa học cho biết.
Các nhà khoa học tại đại học Wyoming đã phát triển ra một phương thức để cấy ghép gen tạo ra tơ của nhện vào trong con dê, giúp những con dê có thể sản sinh ra các sợi protein tơ nhện bên trong sữa. Nó có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau như y tế (tạo ra các dây chằng, giác mạc mắt và sụn nhân tạo), quân sự (áo giáp chống đạn) và trong xe ô tô (túi khí).
Thông thường, để cần một lượng lớn tơ để sản xuất cần rất nhiều nhện để khai thác. Tuy nhiên việc này hoàn toàn không dễ vì loài nhện thường có lãnh thổ riêng, việc tạo ra một trang trại nuôi nhện sẽ không khả thi do chúng sẽ giết lẫn nhau.
Để giải quyết vấn đề nan giải trên các nhà khoa học và sinh vật học đã phải mang các đoạn gen sản sinh ra tơ vào sữa của những con dê. Tuy vậy, chỉ có một phần nhỏ những con dê được cấy ghép gen thành công vì tỉ lệ thất bại cao. Hiện tại tỉ lệ thành công chỉ là dưới 50%. Lượng sữa thu được từ những con dê này sau đó sẽ được thanh lọc thành protein tơ nhện để sản xuất.
Ngoài khả năng tạo ra sữa tơ nhện, những con dê này hầu như không có thay đổi gì về mặt sức khỏe, hình dáng và tính cách so với những con dê bình thường, các nhà khoa học cho biết. Trong tương lai, họ dự định sẽ cấy ghép gen vào các loài thực vật khác với hy vọng sẽ tạo ra số lượng protein cao hơn. Được biết, giống cây đậu linh lăng sẽ được chọn vì chúng có tỉ lệ protein cao, lên đến 25% trọng lượng.
Tham khảo BBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android