Nhìn vào tòa nhà 7 tầng có lắp đặt cả hệ thống thang máy này, ít ai có thể nghĩ rằng đây lại là một trại chăn nuôi lợn. Tất cả hệ thống chăn nuôi tại đây được bố trí vô cùng khoa học và
Tại đỉnh núi Yaji, thuộc phía Nam Trung Quốc, tòa nhà của công ty Guangxi Yangxiang Co Ltd cao tới 7 tầng được xây dựng một cách hoành tráng, cộng thêm cảnh núi rừng xung quanh khiến ai cũng nghĩ rằng đây là một khách sạn phục vụ du lịch. Thực tế thì đây lại là trại chăn nuôi lợn công nghệ cao với hệ thống 2 tòa nhà 7 tầng, bên cạnh đó là hai tòa khác đang được xây dựng, trong đó có 1 tòa nhà chăn nuôi cao tới 13 tầng cũng đang được xây dựng dở dang.
Trang trại nuôi lợn cao tới 7 tầng tại Trung Quốc
Bên cạnh đó, trang trại 13 tầng cũng đang được xây dựng.
Mô hình nuôi lợn trong khu nhà cao tầng gọi là Hogfarm đã từng được thử nghiệm tại châu Âu nhưng sau một thời gian đã bị đóng cửa bởi sự khó khăn trong công tác quản lý hệ thống chăn nuôi quá mức đồ sộ này.
Vậy nhưng tới nay, mô hình trang trại chăn nuôi heo trong nhà cao tầng đã được tái lập tại Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong 2 khu nhà 7 tầng được xây dựng, có tới 1000 con heo nái đang được chăn nuôi. Chi phí xây dựng tổng cộng là 58 triệu bảng Anh, cho thấy mức độ chịu chi của các công ty trong lĩnh vực chăn nuôi tại Trung Quốc là vô cùng lớn.
Xu Jiajing, quản lý của khu trang trại trên núi này cho biết "Khi xây một tòa nhà cao để chăn nuôi như thế này cũng có rất nhiều lợi ích. Nó sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và đặc biệt là sử dụng diện tích đất ít nhưng lại có thể nuôi được rất nhiều heo."
Tiết kiệm đất nhưng chi phí kỹ thuật, công nghệ tăng cao
Theo quản lý của trại lợn đặc biệt này thì dù tiết kiệm được chi phí về đất đai nhưng mô hình này cũng sẽ làm phát sinh thêm chi phí khác. Đơn cử như việc xây dựng cũng sẽ tốn kém hơn khi phải xây nhà cao tầng.
Thêm vào đó, luật Trung Quốc đưa ra nhiều quy định, kiểm dịch gắt gao hơn đối với các gia súc được nuôi trong nhà (không chăn thả) cũng sẽ khiến chi phí bị đội lên cao hơn.
Khó khăn cuối cùng chính là địa điểm đặt trại lợn nằm tại đỉnh núi Yaji, nói có con đường lên núi khá hẹp, cộng thêm phong cảnh hữu tình là nơi nhiều du khách hay lui tới khiến cho nơi này phù hợp phát triển du lịch hơn là làm nông nghiệp.
Nuôi lợn trong nhà cao tầng cũng có nhiều cái lợi
Tuy vậy nhưng việc nuôi lợn trong khu nhà cao tầng cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho chăn nuôi.
Những chú lợn con được kiểm soát từ khi mới sinh và không rời khỏi tòa nhà cho đến khi lớn nên có thể kiểm soát được dịch bệnh
Đầu tiên đó là việc phân tầng sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn, có thể phân chia các loại lợn khác nhau theo hệ thống. Tại đây, mỗi chú lợn con được chào đời ở tầng trên cùng, sau đó sẽ được phân đi theo thang máy xuống tầng được chỉ định và được nuôi tại đó. Các tầng có hệ thống thông khí riêng biệt để cách ly giữa các tầng với nhau nhằm giảm tình trạng lây lan khi có bệnh dịch.
Một nhà máy xử lý phân đang được triển khai
Quy trình khép kín trong nhà từ khi mỗi chú heo ra đời tới khi được nuôi lớn cũng giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh hơn so với chăn nuôi truyền thống. Phân và chất thải cũng sẽ được xử lý tại một nhà máy đang được xây dựng gần đó để tránh làm ô nhiễm môi trường.
Dự kiến từ nay đến cuối năm, 2 khu nhà 7 tầng có thể bắt đầu hoạt động hết công suất thì sẽ nuôi được tới 30,000 con heo và cung ứng thịt cho thị trường quốc gia tỷ dân này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời