Nguyên nhân khiến Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trong lĩnh vực chip
Chất bán dẫn là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu hiện đại và chúng xuất hiện trong tất cả các loại thiết bị điện tử.
- Minh chứng cho việc hàng Trung Quốc thống trị thế giới: Robot hút bụi đè bẹp hàng Mỹ, châu Âu, giá rẻ nhưng dùng chip AI, tích hợp công nghệ xe tự lái
- vivo ra mắt điện thoại hơn 5 triệu có màn hình cong, chip Snapdragon 695
- Tốn hơn 15 tỷ đồng mỗi ngày để vận hành ChatGPT, Microsoft bí mật tự làm chip AI để giảm chi phí
Theo hãng tin AFP ngày 26/4, Mỹ đã có động thái ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến nhất cũng như thiết bị và nhân lực cần thiết để sản xuất chúng trong những tháng gần đây, với lý do an ninh quốc gia.
Trung Quốc đã bác bỏ những lo ngại đó, cáo buộc Mỹ là “khủng bố công nghệ” và cản trở tăng trưởng kinh tế của nước này một cách không công bằng.
Vi mạch là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu hiện đại: những con chip nhỏ xíu xuất hiện trong tất cả các loại thiết bị điện tử – từ bóng đèn LED và máy giặt cho đến ô tô và điện thoại thông minh. Chúng cũng rất quan trọng đối với các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và các tiện ích khác.
Theo một báo cáo của McKinsey được công bố vào năm ngoái, trên toàn cầu, dự báo chất bán dẫn sẽ trở thành ngành trị giá nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dựa vào nguồn cung cấp chip nước ngoài ổn định cho cơ sở sản xuất điện tử khổng lồ của mình.
Vào năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu chất bán dẫn trị giá 430 tỷ USD – nhiều hơn số tiền họ chi cho dầu mỏ.
Lý do Mỹ nhắm vào Trung Quốc
Ngoài thiết bị điện tử, một số loại chip rất quan trọng đối với sự phát triển của công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, cũng như vũ khí tối tân bao gồm tên lửa siêu thanh và máy bay chiến đấu tàng hình.
Washington đã áp đặt một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vào năm ngoái, nói rằng nhằm ngăn chặn “các công nghệ nhạy cảm với các ứng dụng quân sự” để không bị các lực lượng vũ trang của Trung Quốc cũng như các cơ quan tình báo và an ninh của nước này mua lại.
Chính phủ Hà Lan đã làm theo vào tháng 3 năm nay, với lý do an ninh quốc gia trong khi áp đặt các biện pháp kiểm soát đối với việc bán chip cho nước ngoài cho mục đích quân sự. Cùng tháng, Nhật Bản công bố các biện pháp tương tự nhằm ngăn chặn “sự chuyển hướng công nghệ quân sự”.
Hà Lan và Nhật Bản không nêu tên Trung Quốc, nhưng những biện pháp cấm đã khiến Bắc Kinh tức giận. Các biện pháp của hai nước này nhắm vào các chip và công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất có thể được sử dụng cho siêu máy tính, trang thiết bị quân sự cao cấp và phát triển AI trong số các ứng dụng khác.
Lý do Trung Quốc lo ngại
Việc sản xuất chip cực kỳ phức tạp và thường kéo dài ở nhiều quốc gia. Nhưng nhiều công đoạn phụ thuộc vào đầu vào của Mỹ, trong khi các công ty lớn khác lại ở Nhật Bản và Hà Lan. Điều này mang lại cho 3 nước trên có ảnh hưởng lớn đối với ngành bán dẫn toàn cầu.
Chris Miller, tác giả cuốn sách “Cuộc chiến chip: Cuộc chiến giành công nghệ quan trọng nhất thế giới”, nói với AFP: “Trung Quốc sẽ mất nhiều năm để phát triển các giải pháp thay thế trong nước có khả năng tương đương với các công cụ mà nước này đang mất khả năng tiếp cận. Nếu dễ dàng thì các công ty Trung Quốc đã làm rồi”.
Các công ty chip Trung Quốc đã dự trữ linh kiện và máy móc trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ vào tháng 10 năm ngoái để giảm bớt tác động tiêu cực. Nhưng một công ty sản xuất chip lớn nói với AFP rằng một khi hết hàng tồn kho hoặc cần sửa chữa, các biện pháp kiểm soát sẽ bắt đầu phát huy tác dụng.
Một số công ty Trung Quốc bất ngờ không thể đảm bảo quyền tiếp cận với chip đã chứng kiến các hợp đồng béo bở với nước ngoài bốc hơi, buộc họ phải cắt giảm việc làm và đóng băng các kế hoạch mở rộng. Các biện pháp hạn chế của Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến một số nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn Công nghệ Yangtze (YMTC).
Một trong những tác động lớn nhất mà các biện pháp hạn chế gây ra là làm cạn kiệt nguồn nhân lực chất lượng cao mà Trung Quốc đã dựa vào. Một cuộc khảo sát bán chính thức gần đây về các công ty chip Trung Quốc ước tính cần 800.000 lao động nước ngoài vào năm 2024, trong khi Washington đang hạn chế người Mỹ làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng mạnh và tuyên bố sẽ nỗ lực để trở nên tự chủ về chất bán dẫn. Trung Quốc đã đặt mục tiêu đạt 70% khả năng tự cung cấp chip vào năm 2025, nhưng một số chuyên gia tư vấn ước tính nước này hiện chỉ đáp ứng dưới 20% nhu cầu. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tự cung tự cấp nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn trước những hạn chế từ Mỹ và đồng minh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời