Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!

    Huyền Trang - Ảnh: NVCC - Thiết kế: Minh Trang,  

    (Tổ Quốc) - Từng chi tiết nhỏ trong căn nhà đều được chủ nhân tính toán và cân nhắc, tạo ra không gian sống tốt nhất cho cả gia đình.

    Hẳn bạn đã nhìn thấy đâu đó trên phim ảnh về một ngôi nhà thông minh (smarthome) thế này: xe vừa ra khỏi nhà - cửa gara sẽ tự động đóng xuống, người bước đến đâu - đèn tự sáng đến đấy, trong nhà toàn thiết bị điện nhưng lại không thấy một cọng dây điện nào,... Nhìn chung đó là không gian sống cực kỳ hiện đại, tất cả mọi hoạt động đều có sự hỗ trợ của công nghệ thông minh và các thiết bị tối tân. 

    Trong thực tế, cùng với sự phát triển của công nghệ, nhà thông minh ngày càng phổ biến. Tuy nhiên những ngôi nhà như vậy không chỉ cần nguồn lực tài chính vững vàng mà còn đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức của chủ nhà nên để làm được không dễ chút nào. Chưa kể chủ nhà còn phải tính toán, căn ke từng chi tiết để nhà vừa thông minh, tiện nghi lại vừa an toàn, thoải mái cho từng thành viên trong gia đình. 

    Đây cũng là câu chuyện về ngôi nhà của Nguyễn Văn Khánh (29 tuổi) - chuyên gia LifeTech đang sống và làm việc ở Hà Nội. Hiện tại anh và gia đình đang sống trong một căn nhà 7 tầng, được xây dựng trên diện tích 60m2 với chi phí nội thất khoảng 8 tỷ đồng. Căn nhà được hoàn thiện vào năm 2022, thời gian từ lúc lên ý tưởng và thực hiện kéo dài khoảng 1 năm, trong đó thiết kế mất 6 tháng. 

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 1.

    Nguyễn Văn Khánh

    Với Khánh, làm nhà thông minh không chỉ là phong cách sống hiện đại mà còn là cơ hội để anh áp dụng những kiến thức của mình vào thực tế, tạo ra không gian sống tiện nghi và an toàn.

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 2.

    Nguyễn Văn Khánh (Khánh LifeTech)

    Sinh năm 1994

    • Chuyên gia LifeTech đang sống và làm việc ở Hà Nội

    • Tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Máy tính ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN

    • Học bổng Thạc sĩ ngành Khoa học Thông tin (Information Science) Viện Khoa học và Công nghệ Nara (Nhật Bản)

    • Từng làm việc tại Nhật Bản, tham gia nhiều dự án công nghệ cho các startup công nghệ ở nhiều quốc gia khác nhau.

    • Chủ kênh TikTok @khanh.lifetech, chia sẻ về việc áp dụng công nghệ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

     Hiện đại - hại điện là rất sai, có khi tiết kiệm đến 20% hoá đơn mỗi tháng

    Từ kinh nghiệm của mình, anh thấy cái khó nhất khi thi công nhà thông minh là gì? Nếu chỉ là 1 người bình thường, không quá am hiểu các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật như anh thì có thể làm smarthome không?

    Với smarthome, điều khó khăn nhất là lựa chọn và tích hợp các thiết bị công nghệ sao cho chúng hoạt động một cách tự động, đồng bộ. Bạn cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của từng thiết bị, cũng như khả năng tương thích của chúng với hệ thống nhà thông minh. Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh cũng là một thách thức, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

    Nhưng nói vậy không có nghĩa là chỉ những người am hiểu về công nghệ mới có thể thiết lập được smarthome. Hiện nay, có nhiều giải pháp smarthome được thiết kế với giao diện trực quan, dễ sử dụng, giúp người dùng có thể tự mình thiết lập và quản lý nhà thông minh của mình mà không cần phải có kiến thức chuyên sâu về ổn công nghệ. Ngoài ra nhiều dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cũng giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng công nghệ smarthome.

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 3.
    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 4.
    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 5.
    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 6.

    Phòng khách với tone màu nâu và xám, vừa ấm cúng lại vừa cá tính

    Khi anh chia sẻ căn nhà lên MXH, cư dân mạng đặt rất nhiều câu hỏi xoay quanh hệ thống điện như tốn điện, mất điện, an toàn điện trong phòng tắm,... Anh thấy thế nào?

    Thực tế đây là những vấn đề thường gặp và cần được chú ý khi thiết kế, thi công nhà nói chung, không riêng smarthome. Vì vậy hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng tốn điện. 

    Với smarthome, việc sử dụng các thiết bị cảm biến và tự động hóa cũng giúp hạn chế tình trạng sử dụng điện khi không cần thiết đồng thời đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Cụ thể hơn, khi ra khỏi nhà mà quên tắt điện, tôi vẫn có thể tắt điện từ xa; điều hoà nhà tôi tự động điều chỉnh nhiệt độ để phù hợp với nhiệt độ, không khí ngoài trời; đèn hành lang chỉ sáng khi có người di chuyển và tự động tắt sau đó 1 phút. Vì vậy tôi nghĩ hiện đại hại điện là rất sai, ngược lại nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nhà thông minh có thể giúp tiết kiệm 6 - 20% hoá đơn điện mỗi tháng.

    5 cách được chủ nhà áp dụng để tiết kiệm điện

    Có một lo ngại khác với căn nhà nhiều thiết bị điện là cháy nổ. Theo anh điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi thiết lập và sử dụng căn nhà như vậy là gì? 

    Đó là việc lắp đặt hệ thống điện đúng chuẩn và an toàn, sử dụng các thiết bị điện và phụ kiện chất lượng, đảm bảo rằng tất cả thiết bị điện đều được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, aptomat và các thiết bị phòng chống cháy nổ cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.

    Nếu có hoả hoạn xảy ra, nhà anh sẽ có các lớp báo cháy và chống cháy thế nào?

    Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, căn nhà của tôi được trang bị các lớp bảo vệ như sau:

    Hệ thống báo cháy: Bao gồm cảm biến khói và nhiệt độ được lắp đặt tại các khu vực dễ xảy ra cháy. Hệ thống này sẽ phát tín hiệu báo động khi phát hiện có khói hoặc nhiệt độ cao, đồng thời gửi thông báo đến điện thoại của tôi để kịp thời xử lý dù đang ở bất cứ đâu.

    Hệ thống chống cháy: Nhà có sẵn thang thoát hiểm giúp nhanh chóng thoát ra khỏi nhà trong trường hợp xảy ra hoả hoạn. Tôi cũng trang bị bình chữa cháy cầm tay để sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp.

    Còn nếu có trộm thì hệ thống an ninh sẽ hoạt động ra sao?

    An ninh là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà tôi đã tính toán khi thiết lập căn nhà của mình. Để đảm bảo an ninh, tôi triển khai một hệ thống an ninh thông minh, bao gồm:

    Camera giám sát: Các camera giám sát được lắp đặt tại các khu vực quan trọng trong và ngoài nhà, giúp giám sát toàn bộ hoạt động và ghi lại hình ảnh 24/7.

    Cảm biến chuyển động: Các cảm biến chuyển động được lắp đặt tại các khu vực dễ bị xâm nhập như cửa và cửa sổ, để phát hiện di chuyển bất thường.

    Hệ thống báo động: Khi phát hiện di chuyển bất thường hoặc có người cố gắng xâm nhập, hệ thống báo động sẽ tự động kích hoạt, phát tín hiệu âm thanh và ánh sáng mạnh để cảnh báo và đuổi đi kẻ xâm nhập.

    Thông báo tự động: Khi hệ thống báo động kích hoạt, tôi sẽ nhận được thông báo tự động qua điện thoại, giúp kịp thời phản ứng và liên hệ với cơ quan chức năng nếu cần.

    Ngoài ra, vị trí căn nhà cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh. Nhà tôi tọa lạc tại một khu vực an ninh tốt, gần một số cơ quan an ninh. 

    Có những vấn đề trong căn nhà mà về lâu dài rồi mình mới biết nó chưa hợp lý. Có điều gì hay khu vực nào trong nhà mà nếu được làm lại anh sẽ sửa không?

    Tôi rất hài lòng với quá trình xây dựng và thiết kế ngôi nhà của mình. Nhưng nếu có cơ hội, tôi sẽ chuyển sang sử dụng các loại đèn với công nghệ điều chỉnh linh hoạt cả cường độ chiếu sáng và nhiệt độ màu theo ý muốn. Khi đó, tôi có thể điều khiển đèn trong nhà thay đổi ánh sáng theo chu kỳ của mặt trời, phù hợp với phong cách sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi của gia đình. 

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 7.

    Dù có hệ thống đèn phòng khách rất ấn tượng nhưng nếu có cơ hội, Khánh vẫn muốn thay đổi để hiện đại hơn

    An toàn về mặt tinh thần rất quan trọng

    Trong phòng em bé, độ an toàn được anh tính toán thế nào khi mà các bé không hiểu về các thiết bị thông minh hoặc nói trước quên sau? 

    Đảm bảo an toàn là ưu tiên hàng đầu trong phòng em bé nên các thiết bị công nghệ thông minh cần được lựa chọn và thiết lập sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số biện pháp an toàn mà tôi đã áp dụng:

    Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện và dây cáp: Các thiết bị điện và dây cáp phải được giấu kín và đặt ở những nơi mà trẻ không thể dễ dàng tiếp xúc.

    Sử dụng các thiết bị an toàn trẻ em: Ổ cắm điện nên được trang bị nắp bảo vệ để tránh trẻ chạm vào. Thiết bị thông minh hay nội thất cũng được lựa chọn phù hợp với trẻ nhỏ, không có góc cạnh sắc nhọn và được làm từ vật liệu an toàn.

    Tự động hóa và kiểm soát từ xa: Việc sử dụng cảm biến và thiết bị tự động hóa như đèn cảm biến, máy lọc không khí giúp kiểm soát môi trường phòng em bé một cách tốt nhất mà không cần sự can thiệp trực tiếp của trẻ.

    Khóa an toàn trẻ em: Các thiết bị thông minh nên được thiết lập với chức năng khóa an toàn trẻ em để tránh trẻ nhỏ vô tình thao tác làm thay đổi cài đặt.

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 8.
    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 9.

    Phòng ngủ và chơi của em bé

    Có một cản trở hay gặp với nhà thông minh là gia đình có ông bà lớn tuổi hoặc người giúp việc thì sẽ khó sử dụng. Nhà anh có gặp vấn đề này không? Và anh giải quyết thế nào?

    Đúng, việc sử dụng các thiết bị thông minh đôi khi trở nên phức tạp đối với người lớn tuổi hoặc người không quen với công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tập trung vào việc tạo ra một hệ thống thân thiện và dễ sử dụng.

    Tôi chuẩn bị sẵn các hướng dẫn sử dụng cụ thể, chi tiết và dễ hiểu, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và sử dụng thiết bị trong nhà. Bên cạnh đó, tôi còn thiết lập chế độ điều khiển bằng cử chỉ, bằng khuôn mặt và thậm chí tự động hoàn toàn, giảm thiểu nhu cầu phải thao tác trực tiếp trên thiết bị. Nhờ vậy, mọi người, kể cả ông bà và người giúp việc, đều có thể hòa nhập và sử dụng hệ thống nhà thông minh mà không gặp khó khăn.

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 10.

    Căn bếp gọn gàng, dù nhiều thiết bị nhưng không lộ dây điện

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 11.

    Phòng ngủ

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 12.

    Phòng tắm

    Bên cạnh sự an toàn vật lý thì an toàn về tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình cũng quan trọng. Trước bình luận nói công nghệ quá sẽ làm người ta lười hơn hoặc xa cách nhau hơn, anh sẽ nói gì?

    Sự an toàn về mặt tinh thần là một phần quan trọng không kém trong việc xây dựng căn nhà thông minh và hạnh phúc. Đối với tôi, việc áp dụng công nghệ không phải là để thay thế hoàn toàn các hoạt động hàng ngày của con người, mà là để hỗ trợ và giải phóng thời gian từ những công việc nhàm chán, giúp mọi người có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, giải trí và tận hưởng cuộc sống gia đình.

    Với ý kiến cho rằng công nghệ khiến con người lười biếng và xa cách, tôi sẽ trả lời rằng việc sử dụng công nghệ cần phải có sự kiểm soát và cân nhắc. Công nghệ không phải là nguyên nhân làm thay đổi con người mà cách chúng ta sử dụng công nghệ mới là yếu tố quyết định. Khi sử dụng công nghệ một cách thông minh và có trách nhiệm, chúng ta có thể tận dụng những lợi ích mà nó mang lại, đồng thời giữ vững các giá trị gia đình và mối quan hệ xã hội.

    Sau cùng, anh có lời khuyên nào cho những người cũng muốn có một căn nhà vừa thông minh vừa an toàn?

    Ngoài căn nhà của mình, tôi cũng đã và đang tư vấn công nghệ cho một số nhà thông minh khác và rút ra một số lưu ý cơ bản như sau: 

    - Trước khi bắt đầu, hãy xác định rõ nhu cầu và mong muốn của bản thân và gia đình, từ đó lập kế hoạch và lựa chọn các thiết bị phù hợp.

    - Lựa chọn các thiết bị từ các nhãn hiệu uy tín, đã được kiểm định về chất lượng và an toàn.

    - Ưu tiên sử dụng các thiết bị có khả năng tương thích và kết nối với nhau để tạo ra một hệ thống thông minh hoàn chỉnh.

    - Đầu tư vào các hệ thống an ninh thông minh như camera giám sát, cảm biến chuyển động, hệ thống báo động để đảm bảo an toàn cho gia đình và tài sản của bạn.

    - Luôn theo dõi và cập nhật các xu hướng công nghệ mới để áp dụng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn cho gia đình.

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 13.

    Phòng làm việc nhìn đơn giản nhưng cũng được sắp đặt sao cho tiện nghi và thoải mái

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 14.
    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 15.

    Một số khu vực khác trong nhà

    Cảm ơn anh vì những chia sẻ này!

    Nhà 7 tầng, chi 8 tỷ làm nội thất thông minh: Chủ nhân là chuyên gia LifeTech, tiết kiệm tiền điện nhờ cách này!- Ảnh 16.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ