Nhà báo sáng tạo: Dùng bồ câu để đưa film ảnh về cho tòa soạn, nhằm kịp deadline bài viết
Những sự khó khăn lại càng làm con người trở nên sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề!
Nhà báo và nhiếp ảnh gia đôi lúc phải 'quằn mình' để làm việc kịp với tiến độ, với deadline bài được đặt trước. Vào 1987, một nhà báo đã nghĩ ra một phương pháp vận chuyển film tới tòa soạn rất sáng tạo để kịp lịch lên bài: sử dụng bồ câu đưa thư.
Nhà báo Foster Marshall, vừa mất vào ngày 1/1/2019 đã có 40 năm làm việc với tư cách nhiếp ảnh gia, người chỉnh sửa ảnh cho tờ báo The Florida Times-Union, một tờ báo lớn của vùng Jacksonville, Florida. Trong bài cáo phó của ông, tờ báo này đã chia sẻ một câu chuyện thú vị, cho thấy sự sáng tạo của ông trong thời gian còn tác nghiệp.
Chân dung nhiếp ảnh gia, nhà báo Foster Marshall của tờ The Florida Times-Union.
Vào 1987, tổng thống Mỹ Ronald Reagan đến thăm trạm quân đội Mayport tại Jacksonville để viếng lễ tang chung của 37 thuyền viên tại đây, đã mất mạng trong một cuộc đụng độ với phiến quan Iraq tại Persian Gulf. Để đảm bảo an ninh thì tất cả những nhà báo tới dự đều không được rời trại trước khi tổng thống đặt chân lên phi cơ để trở về Nhà Trắng.
Nhưng do bài báo cần được đăng sớm, nhà báo Foster Marshall đã nảy ra ý tưởng chuyển những cuộn film chụp được qua chim bồ câu đưa thư. Sau một hồi tìm kiếm, ông đã tìm được một người huấn luyện chim là Robert Bernard để đặt dịch vụ. Họ cùng chế một hộp nhỏ, đặt cuộn film trong đó, buộc vào chân con chim và thả nó bay về nhà Bernard gần với tòa soạn.
Cuộn film đến được tòa soạn, được một người kĩ thuật viên tráng rửa rồi sử dụng ngay trong số báo gần nhất. Câu chuyện này cũng đã tốn không ít giấy mực của những tờ báo khác sau khi được tòa soạn Times-Union tiết lộ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"