Chunlei Guo cùng các đồng sự của mình cũng tin rằng trong các nghiên cứu khoa học tương lai với các phép tính toán vô cùng phức tạp, những chiếc máy tính truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi những chiếc máy tính được tạo ra từ ADN.
Mới đây, một nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra được một chiếc máy tính sinh học từ các sợi DNA trong ống nghiệm, với khả năng thực hiện các phép tính căn bậc hai đến 900.
Đây là kết quả nghiên cứu của Chunlei Guo cùng các đồng sự của mình tại trường đại học Rochester, New York. Chiếc máy tính sinh học này được cấu thành từ 32 sợi ADN, dùng để lưu trữ và xử lý dữ liệu, và có khả năng tính được căn bậc hai của các số chính phương từ 1 đến 900.
Cơ chế hoạt động của chiếc máy tính ADN này dựa vào quá trình lai hóa, xảy ra khi hai sợi ADN đơn ghép vào với nhau trở thành sợi kép. Nhóm nghiên cứu sẽ gán các giá trị số với các trình tự ADN khác nhau, cùng với một dấu huỳnh quang có khả năng đổi màu. Sau đó, họ sẽ điều khiển sự lai hóa sao cho màu sắc của sợi kép sẽ thể hiện đúng căn bậc hai của số cần tính, thông qua bảng quy ước màu sắc đã được chuẩn bị từ trước.
Mặc dù tính căn bậc hai của số chính phương là một phép tính tương đối đơn giản, tuy nhiên thành tựu này đã mở ra tiềm năng phát triển cho ngành máy tính sinh học. Theo lời ông Chunlei Guo, "tuy công nghệ máy tính ADN vẫn đang ở thời kỳ sơ khai, nhưng nó có tiềm năng rất lớn để vượt qua những rào cản mà máy tính silicon vấp phải."
Chunlei Guo cùng các đồng sự của mình cũng tin rằng trong các nghiên cứu khoa học tương lai với các phép tính toán vô cùng phức tạp, những chiếc máy tính truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi những chiếc máy tính được tạo ra từ ADN, và ông sẽ cố gắng hết sức mình để góp phần tạo ra tương lai ấy.
Theo Newscientist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"