Máy thở LIV của họ sẽ giúp cứu nhiều mạng sống trong đại dịch COVID-19.
Nhiều công ty công nghệ và ô-tô đã chuyển sang sản xuất máy thở xâm lấn trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 hoành hành, trong số đó có một vài nhà sản xuất máy tính chơi game. Hãng Maingear, đến từ Mỹ, mới đây đã phát triển thành công một máy thở xâm lấn mang tên LIV, trong đó sử dụng thùng máy tính chơi game F131 phiên bản cũ của chính mình để làm bộ khung cho máy thở. Dựa trên một nền tảng đã được sử dụng tại Italy và Thụy Sỹ, máy thở LIV được thiết kế để mang lại khả năng sử dụng dễ dàng nhất có thể, với chế độ tự động, hỗ trợ các preset, và có giao diện màn hình cảm ứng. Các nhân viên y tế có thể bắt đầu đưa oxygen vào phổi bệnh nhân chỉ trong chưa đầy 1,5 giây.
Máy sử dụng linh kiện từ thùng máy tính chơi game cũ, không còn bán trên thị trường nữa, do đó chi phí sản xuất được giảm đáng kể. Maingear khẳng định LIV có thể được sản xuất với mức giá chỉ bằng 1/4 so với những máy thở xâm lấn truyền thống. Dù vẫn tương đối đắt đỏ (một máy thở thông thường có giá đến hàng chục ngàn USD), nhưng trong bối cảnh nhiều bệnh viện đã và đang chật vật để đáp ứng nhu cầu của một số lượng bệnh nhân rất lớn, thì dù chỉ một đồng giảm bớt cũng tạo nên được sự khác biệt.
Máy thở Maingear LIV
Được biết, ở thời điểm hiện tại, LIV vẫn chưa sẵn sàng để đưa vào hoạt động. Nó vẫn phải đợi chấp thuận của FDA để có thể được sử dụng tại Mỹ. Tuy nhiên Maingear đã thảo luận với các viên chức bang và thành phố để triển khai máy trên toàn đất nước và hi vọng có thể dưa máy ra nước ngoài nữa. Liệu Maingear có kịp triển khai LIV hay không thì lại là chuyện khác. Có khả năng chiếc máy này sẽ xuất hiện quá trễ nếu đại dịch đạt đỉnh sớm.
Tham khảo: Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"