Đây là nhiệm vụ có mục tiêu nghiên cứu khoa học vũ trụ quan trọng nhất kể từ khi NASA được hình thành.
Thờ phụng Mặt trời là tín ngưỡng rất phổ biến trong lịch sử nhân loại, và điều đó hoàn toàn hợp lý. Ngôi sao màu vàng là trái tim của hệ mặt trời, thực thể có ảnh hưởng nhất trong vũ trụ của chúng ta, và là khởi nguồn của mọi sự sống trên Trái Đất.
Quan trọng là như vậy, nhưng Mặt Trời vẫn là một trong những thực thể ít được khám phá nhất trong hệ mặt trời. Rất khó khăn để nghiên cứu một “lò phản ứng hạt nhân khổng lồ” thậm chí có thể thiêu đốt võng mạc của bạn nếu bạn nhìn nó không đúng cách.
Solar Probe Plus (SPP) là một dự án chinh phục Mặt Trời của NASA đang được phát triển tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng thuộc Đại học Johns Hopkins. Robot thám hiểm của dự án sẽ tiến đến Mặt Trời gần hơn bất kỳ lần khám phá nào trước đây. Lần đầu tiên trong lịch sử nó sẽ bay xuyên qua cực quang của Mặt Trời, thách thức cả luồng khí nóng khủng khiếp lẫn nhiệt độ băng giá, di chuyển nhanh hơn bất kỳ thứ gì từng được con người tạo ra và cung cấp cái nhìn rõ nét nhất về Mặt Trời trong lịch sử hàng không vũ trụ.
Dự kiến sẽ được triển khai vào mùa hè năm 2018, đây là nhiệm vụ có mục tiêu nghiên cứu khoa học vũ trụ quan trọng nhất kể từ khi NASA được hình thành, theo nhà khoa học của SPP Nicola Fox.
“Chúng tôi đã chờ đợi trong một khoảng thời gian rất dài để có thể chạm đến Mặt Trời”, Fox nói. “Đây là khu vực quan trọng cuối cùng trong hệ mặt trời được khám phá bởi tàu vũ trụ, nó trung tâm của hệ mặt trời và tất cả mọi sự sống đều phụ thuộc vào nó. Tất cả các hành tinh khác đều chịu ảnh hưởng bởi nó dù theo cách này hay cách khác.”
SPP được thiết kế để có thể lao nhanh qua lớp cực quang nằm cách 5,9 triệu km so với bề mặt của Mặt Trời. Như vậy là đã phá vỡ kỷ lục tiếp cận bề mặt Mặt Trời ở cách 43 triệu km được thiết lập bởi hai đầu dò Helios của NASA vào năm 1976.
Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, robot “hôn” Mặt Trời này cũng là thứ nhanh nhất mà con người từng chế tạo trong lịch sử, với tốc độ quỹ đạo dự kiến đạt hơn 720.000 km/h. Gấp ba lần kỷ lục hiện đang được nắm giữ bởi tàu thăm dò Juno của NASA. Tương đương với việc bạn di chuyển từ Washington DC đến Philadelphia chỉ trong 1 giây.
Mô tả việc tiếp cận Mặt Trời của SPP
Khi di chuyển qua lớp cực quang, SPP sẽ phải chịu đựng nhiệt độ lên đến 1.377 độ C. Thông thường, nhiệt độ này sẽ nướng chín tất cả thiết bị điện tử và công cụ. Đó chính là lúc hệ thống cách nhiệt (TPS) phát huy tác dụng. Có đường kính 2,4 m nhưng chỉ dày 0,1 m, lớp vỏ cách nhiệt của SPP được chế tạo từ carbon và che hai bề mặt của robot. Không chỉ phải chịu đựng nhiệt độ khủng khiếp, mà khi ra khỏi khí quyển của Mặt Trời, SPP sẽ lập tức phải chịu đựng môi trường băng giá của quỹ đạo sao Kim.
SPP sẽ tiếp cận để quan sát và đo đạc từ trường của Mặt Trời, plasma và các hạt năng lượng, hiện tượng gió mặt trời. Bởi vì robot sẽ đi đến nơi “chưa từng được khám phá”, nên nhiệm vụ được hi vọng sẽ giải thích được những bí ẩn kéo dài về gió Mặt Trời, thời tiết vũ trụ, cực quang, đuôi sao chổi, sự sống trên Trái Đất và hoạt động của các thiết bị điện tử.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming