Nhận lương trên 1 tỷ/năm đã chịu thuế 35% vì sao nữ lập trình viên thu nhập 330 tỷ chỉ đóng thuế 7%?

    Đông A, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 

    Thuế suất này tương đương mức áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể.

    Nhận lương trên 1 tỷ/năm đã chịu thuế 35% vì sao nữ lập trình viên thu nhập 330 tỷ chỉ đóng thuế 7%? - Ảnh 1.

    Một cá nhân có hộ khẩu tại Cầu Giấy viết phần mềm đăng tải trên Google Play và App Store có tổng thu nhập tới 330 tỷ đồng trong năm 2020. Cô gái sinh năm 1992, vừa nộp thuế 23,4 tỷ đồng. Mức nộp thuế này tương thuế suất 7%.

    Theo luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc công ty luật ANVI, đây là mức thuế suất áp dụng với hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề dịch vụ, bao gồm 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN.

    Nếu tính theo thuế thu nhập cá nhân, Thuế suất trung bình mà một người có tổng thu nhập 1 tỷ đồng từ lương trong 1 năm vào khoảng hơn 20%. Phần thu nhập trên 1 tỷ đồng họ sẽ phải đóng thuế suất tới 35%.  Trong trường hợp của cô gái lập trình viên ở Cầu Giấy, số thuế tính toán vào khoảng 115 tỷ đồng.

    Hay như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, mức thuế phải đóng nếu áp dụng tỷ lệ này khoảng 66 tỷ đồng. Tuy vậy nếu là doanh nghiệp, việc tính thuế cũng có nhiều khác biệt khi tính thuế VAT dựa trên doanh thu và thuế thu nhập dựa trên lợi nhuận.

    Nhận lương trên 1 tỷ/năm đã chịu thuế 35% vì sao nữ lập trình viên thu nhập 330 tỷ chỉ đóng thuế 7%? - Ảnh 2.

    Thuế suất thuế TNCN

    Nhận lương trên 1 tỷ/năm đã chịu thuế 35% vì sao nữ lập trình viên thu nhập 330 tỷ chỉ đóng thuế 7%? - Ảnh 3.

    Thuế suất với hộ kinh doanh cá thể

    Kê khai theo pháp nhân hộ kinh doanh cá thể là có lợi nhất cho cá nhân tại Cầu Giấy về mặt đóng thuế. Ông Trương Thanh Đức nói rằng nhiều trường hợp lựa chọn hình thức kinh doanh hộ cá thể để được áp dụng thuế suất hấp dẫn, điều kiện để thực hiện tương đối dễ dàng, đơn giản.

    Vị luật sư này nói rằng, mô hình hộ kinh doanh cá thể chính là "đại vấn đề", vì đa phần hộ kinh doanh tương đối mập mờ về doanh thu, không ai kiểm tra, đánh giá.

    "Mọi thứ trên đời phải công bằng, phải rõ ràng doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này tất nhiên phải có lộ trình, không thể ngay lập tức. Còn nếu cứ à ơi, kiểu gì cũng được thì muôn đời sẽ là thuế mặc cả", ông Đức nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ